• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Bám làng giúp dân xóa bỏ hủ tục

09/07/2021 13:05

Thời gian qua, bên cạnh việc hỗ trợ người dân vùng biên phát triển kinh tế, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Kon Tum nỗ lực bám làng, giúp dân xóa bỏ hủ tục, xem đây là một trong những mấu chốt giúp người dân vươn lên. Một trong những đơn vị điển hình làm tốt công tác này là Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei.

Cả làng xa lánh vì… chết xấu

Đá lổm chổm, hố gà, hố voi ngổn ngang khiến làng Đăk Book như tách biệt với trung tâm xã Đăk Plô. Cơn mưa rừng sớm đưa chiều vào tối. Trong căn nhà le lói ánh đèn điện, bà Y Tiêng, 62 tuổi ngồi thẫn thờ bên bàn thờ chồng. Thấy cán bộ Đồn Biên phòng đến, bà vội vàng đứng dậy, mừng rỡ chào đón.

Mấy tháng nay, kể từ ngày già làng A Tạo - chồng bà mất, cả làng, không ai dám ghé nhà bà. Ngôi nhà trước đây luôn rộn tiếng cười của dân làng đến chơi mỗi tối, giờ trở nên lẻ loi, cô độc giữa làng.“Trong lúc đi làm rẫy, chồng mình không may giẫm trúng bom và chết. Dân làng nói chồng mình bị “chết xấu” nên không ai đến. Em gái, em trai của chồng cũng dời nhà đi chỗ khác” - bà Tiêng buồn rầu kể.

Cán bộ Đồn Biên phòng Đăk Blô động viên, thăm hỏi gia đình bà Y Tiêng. Ảnh: H.T

 

Theo hủ tục, người dân trong làng không cho bà mang thi thể của chồng về nhà làm ma chay. Không thể để thi thể chồng ở lại nơi rừng núi hoang vu, bà kiên quyết đưa về nhà. Bà kể: “Dân làng không cho tôi khiêng thi thể qua nhà rông, không cho khiêng đi theo đường chính và không cho mai táng ở nghĩa trang của làng. Họ bắt gia đình tôi phải chôn ở rừng sâu để ma khỏi về phá dân làng.Tôi buồn, tôi khóc nhiều lắm. Lúc đó, may có cán bộ Đồn Biên phòng đến hỗ trợ, giúp đỡ tận tình. Nhờ đó, tôi mới hoàn thành việc chôn cất tại vườn nhà”.

Thượng úy A Huấn thắp nén nhang lên bàn thờ rồi ngồi tâm sự. Ở Đồn bao nhiêu năm, hình ảnh những đám ma “chết xấu” theo tục của làng luôn làm anh trăn trở. Bởi thế, chính Thượng úy A Huấn cùng các đồng đội ở Đồn đã đến, cùng hỗ trợ gia đình bà Y Tiêng đưa thi thể về, hỗ trợ làm mai táng. “Tôi nhớ như in, người dân trong làng chỉ đứng từ xa nhìn vào nhà. Tôi chỉ gởi nhờ chiếc xe máy để vào nhà A Tạo, họ cũng không cho vì sợ” - Thượng úy A Huấn kể lại.

Vốn là người uy tín, được lòng dân làng, vậy mà khi già làng A Tạo mất đi, gia đình bà Y Tiêng lại trở thành nỗi sợ hãi của cả làng. Không ai đến hỏi thăm, không gặp gỡ, trò chuyện. Thậm chí, 2 người em ruột của ông Tạo cũng sợ, quyết định dời nhà để tránh bị ma xấu theo. Và đặc biệt, họ cũng không dám đến nhà thăm hỏi, thắp nhang cho anh trai.

Nhận thấy hủ tục “chết tốt, chết xấu” gây mất đoàn kết người dân trong làng, Đồn Biên phòng Đăk Blô tích cực tuyên truyền, vận động. “Lần nào về làng, chúng tôi cũng bắt chuyện, thủ thỉ với dân làng rằng Bộ đội Biên phòng vô nhà A Tạo nhưng không bị làm sao cả, vẫn khỏe mạnh, bình an… để mọi người đỡ sợ. Qua nhiều lần trò chuyện, dần dần, một vài người cũng tự nhận thức và hiểu ra” - A Huấn chia sẻ.

Đơn cử như bà Y Tính, em ruột của ông A Tạo. Sau khi được cán bộ Đồn Biên phòng tuyên truyền, vận động, cuối cùng, bà cũng dám qua nhà anh trai của mình. Uống ngụm nước chè đặc quánh, trong màn khói lam chiều, bà ngậm ngùi nói: “Nghe theo dân làng, mình quá sợ hãi nên dời nhà luôn. Bây giờ, Bộ đội Biên phòng nói, mình nhận ra sai lầm của mình rồi. Mình không sợ nữa, mình sẽ qua nhà anh trai như trước đây”.

Không riêng bà Y Tính, chính sự nồng nhiệt, hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng giúp bà Y Tiêng nhận ra cần phải bài trừ hủ tục “chết tốt, chết xấu” trong làng. Từ câu chuyện của chính mình, bà nói rằng, chính bản thân bà sẽ thay đổi. “Từ nay trở đi, trong làng dù ai gặp nạn hay đau ốm chết, mình cũng sẽ đến, hỗ trợ, giúp đỡ. Bản thân mình, khi xảy ra sự việc, bà con xa lánh, mình buồn lắm. Thời gian tới, mình sẽ cùng với cán bộ Đồn Biên phòng đi tuyên truyền, dần thay đổi suy nghĩ của bà con về hủ tục này” - bà Y Tiêng xúc động nói.

Quyết tâm xóa bỏ

Già làng A Tạo mất đi, ông A Tông được dân làng tín nhiệm, bầu làm già làng. Đón chúng tôi, ông khá e ngại vì biết khách vừa mới ở nhà A Tạo trở về. Được động viên, ông gạt nỗi sợ hãi sang một bên, miễn cưỡng tiếp khách. Trong cuộc trò chuyện, ông tâm sự, gia đình đang buồn rầu vì đứa cháu ruột mới mất do tai nạn giao thông tại tỉnh Quảng Nam. Theo hủ tục “chết xấu”, già làng không dám đưa cháu về làng. “Chết xấu, bà con không cho mang về, sợ bị vạ lây. Gia đình mình phải chôn tại Quảng Nam luôn” - già làng A Tông nói.

Biết chuyện, trong làng, không ai dám ghé đến nhà già làng A Tông, nhưng, ông cũng không trách, bởi tục lệ, từ bao đời nay vẫn vậy.

Già làng A Tông không biết hủ tục này có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ thời cha ông, trong làng đã chia ra 2 loại: “chết tốt” và “chết xấu”. “Chết xấu” là những người chết do rủi ro: tai nạn giao thông, tự tử, gặp bom mìn… Nếu “chết tốt”, bà con sẽ đến hỏi thăm, góp tiền cùng gia đình làm mai táng, thì khi chết xấu, bà con không dám đến và trở nên… xa lánh gia đình gặp nạn.

Vận động người dân xây dựng chuồng trại, mang lại hiệu quả trong chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ảnh: HT 

 

Hủ tục đã ăn sâu vào trong đời sống từ nhiều đời nay, vậy nên, việc thay đổi là điều không dễ dàng. Vừa qua, sau khi Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang về làm việc, giao nhiệm vụ giúp dân xóa bỏ hủ tục, Đồn Biên phòng Đăk Blô đã phối hợp với chính quyền xã tuyên truyền, vận động.

Đại úy Diệp Xuân Hòa - Chính trị viên Đồn Biên phòng Đăk Blô cầm ra một tờ giấy, ghi rõ các hủ tục còn tồn tại trong xã và nói rằng: không riêng hủ tục “chết tốt, chết xấu”, ở xã còn tồn tại nhiều hủ tục như cưới hỏi, trâu thế mạng... Các hủ tục ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, tinh thần của bà con. Chính vì vậy, Đồn Biên phòng đã phối hợp với Đảng ủy xã, tìm hiểu, lên kế hoạch phân công cho cán bộ, đảng viên trong đơn vị phối hợp cùng xóa bỏ. “3 bám, 4 cùng, mưa dầm thấm lâu, từ việc cùng hỗ trợ bà con mai táng “chết xấu”, chúng tôi sẽ vận động người dân xóa bỏ hủ tục. Phải thay đổi nếp nghĩ của bà con mới có thể giúp người dân phát triển hơn” - Đại úy Diệp Xuân Hòa cho hay.

Phải thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào luôn điều trăn trở. Bởi, chính những đảng viên, những người uy tín trong làng, trong xã vẫn nặng nề giữ cho mình các hủ tục từ lâu đời. Nói vậy, nhưng, nhìn lại quá trình xóa bỏ các hủ tục nhờ sự góp sức của Bộ đội Biên phòng (Bộ đội Biên phòng đã giúp dân xóa bỏ nhiều hủ tục: chôn con theo mẹ (Mô Rai, Sa Thầy), táng treo ở xã Đăk Long, huyện Đăk Glei… ), cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô lại có niềm tin vững chắc.

8h tối, mưa giăng lối, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô rời chân khỏi Đăk Book để trở về đồn. Trong màn mưa, ai nấy đều mong rằng, những lời nói, những lời động viên chân thành sẽ giúp người dân nhận thức sâu sắc hơn về những cái hại của hủ tục. Và chúng tôi - những người được gặp gỡ những “nạn nhân” của hủ tục cũng mong rằng, tình thương, sự gần gũi, cộng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị địa phương, hủ tục sẽ sớm được xóa bỏ, góp phần thắt chặt tình đoàn kết của người dân, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững" mà tỉnh ta mới phát động.       

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by