• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Bí mật có nên được… bật mí?

03/06/2021 06:05

“Không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân” là yêu cầu mới nhất của Bộ Y tế tại văn bản số 4191/BYT-TT-KT ngày 21/5.

Đây là một điều chỉnh liên quan đến công tác cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch Covid-19 được đánh giá là cần thiết, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp và sự bùng nổ của mạng xã hội.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh công tác cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng bảo đảm kịp thời, chuẩn xác về diễn biến của dịch bệnh Covid-19 để không lơ là, chủ quan, nhưng cũng không gây hoang mang, nhất là khi dịch bệnh bùng phát; truyền thông đến người dân, người bệnh chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống.

Không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân. Chỉ công bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi đã từng có người dương tính với Covid-19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y tế.  Không được tiết lộ bằng bất cứ hình thức nào thông tin cá nhân (danh tính, tuổi, địa chỉ…) của bệnh nhân mắc Covid-19.

Ngay sau đó, dư luận phân thành 2 luồng với những ý kiến trái chiều về việc bí mật có nên được… bật mí. Người phản đối thì đề nghị, với tình hình bệnh dịch hiện nay, cần xem lại quy định này. Bởi ý thức, nhận thức của người dân còn hạn chế; còn hiện tượng phải cách ly tại nhà nhưng vẫn đi ra ngoài, tập thể dục, đi chợ ... Vậy nếu không công bố thì người khác sao biết được mà tránh?

Nên công khai danh tính, bởi danh tính trong trường hợp này không có gì xấu cả. Công khai là để nếu ý thức người bệnh kém, họ không đảm bảo an toàn cho người khác thì mình biết để cách ly với người đó. Thậm chí đăng ảnh, khu vực sinh sống để mọi người cùng biết để cách ly. Phải hiểu đây không phải kì thị, hay tội phạm mà đây cùng nhau bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng- một cư dân mạng nêu ý kiến.

Thông tin về điều tra, truy vết các trường hợp liên quan đến ca bệnh cần được cân nhắc, tránh tạo nên sự kỳ thị. Ảnh: H.L

 

Người ủng hộ thì cho rằng, đáng lẽ điều này phải làm từ những ngày đầu. Rất nhiều bệnh nhân, gia đình của họ bị đảo lộn mọi thứ trong đời sống khi thông tin bị lan truyền, thậm chí để lại những hậu quả sâu sắc về vật chất và tinh thần.

“Không công bố danh tính công khai là đúng, đảm bảo quyền và lợi ích của bệnh nhân tránh kỳ thị. Việc truy vết, lập khu vực cách ly là việc của cơ quan chức năng. Đi đến địa chỉ cần đến mà thấy khu vực đó bị cách ly là phải tự hiểu phải làm gì cho bản thân rồi”- cư dân mạng khác chia sẻ.

Tôi không có ý định bình luận về chuyện phù hợp hay không phù hợp của quy định trên. Vì xét cho cùng, nó được đặt ra với mục tiêu ngăn chặn những tác động không hay của việc công khai danh tính, lịch trình của bệnh nhân và các trường hợp liên quan. Tôi chỉ muốn kể lại một câu chuyện có thật mà chính bản thân được chứng kiến.

Trên thực tế, tôi bắt đầu quan tâm tìm hiểu về tác động của việc công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân cũng như các trường hợp liên quan (hay còn gọi là F1, F2) kể từ khi bạn tôi vô tình nằm trong “danh sách F” trong đợt dịch thứ 2 (tháng 8/2020).

“Một ngày đẹp trời, tôi bất ngờ được biết mình có mặt tại một quán nước mà ca F1 đã xuất hiện. Tôi đã khẩn trương khai báo y tế, và thực hiện cách ly tại nhà theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Quả là một khoảng thời gian “đáng nhớ”, mười mấy ngày mà dài đẵng đẵng, áp lực, lo lắng đè nặng, khôn không nghĩ, toàn nghĩ dại “nhỡ đâu F1 thành F0, nguy cơ tăng lên, thì biết làm sao”- anh kể.

Nhưng có một “dấu ấn” mà anh không muốn nhắc lại, hay đúng hơn là luôn muốn quên đi, ấy là gánh nặng tâm lý khi bị chính bạn bè, người quen, thậm chí người thân, kỳ thị, né tránh vì thông tin anh có liên quan với ca F1, phải cách ly tại nhà lan truyền rất nhanh khắp xóm, rồi cơ quan.

Đến khi ca F1 cho kết quả xét nghiệm khẳng định âm tính; anh và người nhà hết thời gian cách ly, đi làm trở lại, những lời xì xào, ánh nhìn nghi ngại, những bước chân vội vã né tránh cũng làm mọi người buồn lòng, tổn thương.

Tôi khẳng định rằng, anh bạn tôi chỉ là một trong nhiều, rất nhiều người bị cách ly rơi vào hoàn cảnh tương tự. Họ sợ hãi khi thông tin mình bị cách ly hay có chút liên quan đến dịch bệnh bị lộ ra, không chỉ bản thân họ và cả người thân cũng bị mọi người xa lánh, miệt thị.

Và khi bị kỳ thị, rất hiếm người có suy nghĩ tích cực mà đa số sẽ nảy sinh tâm lý tiêu cực. Ngay như anh bạn tôi, vốn là một con người trầm ổn, luôn suy nghĩ lạc quan cũng trở nên mệt mỏi, chán chường và ngại tiếp xúc với người ngoài, ru rú trong nhà. Phải khá lâu sau, anh mới vượt qua được.

Từ câu chuyện của bạn mình, tôi cho rằng, không phải vô cớ mà Bộ Y tế phải có động thái này.

Cần phải khẳng định, trong thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phòng, tránh dịch bệnh Covid-19 và ý thức bảo vệ bản thân, cộng đồng ở mỗi người dân, tạo nên tâm thế bình tĩnh đối phó, chiến thắng dịch bệnh trong cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên, một số phương thức và nội dung cung cấp thông tin về phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc công bố công khai danh tính và lịch trình di chuyển của bệnh nhân mắc Covid-19, hoặc các trường hợp F1, F2 đã bộc lộ nhiều bất cập. Những thông tin này được báo chí đăng tải, mạng xã hội phát triển, suy diễn khiến cho dư luận cộng đồng bám theo bình luận, xâm phạm đời tư, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người bệnh và cuộc sống, sinh hoạt của gia đình họ.

Cho đến nay, tôi vẫn bị ám ảnh bởi hình ảnh một thanh niên Vĩnh Phúc đeo khẩu trang, giơ lên tấm biển “Tôi là người Vĩnh Phúc. Chúng tôi là con người. Chúng tôi không phải là virus. Đừng kỳ thị chúng tôi!” vào tháng 2/2020.

Tâm lý lo lắng, e dè với dịch bệnh là phản xạ tự nhiên của con người. Nhưng vì lo sợ lấn át, điều khiển chúng ta sang một trạng thái tâm lý tiêu cực là kỳ thị, miệt thị người có liên quan đến dịch lại không còn bình thường. Trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm như khai báo thiếu trung thực, trốn cách ly, có nguyên nhân xuất phát từ tâm lý sợ bị kỳ thị.

Thái độ kỳ thị, trên thực tế, đã trở thành rào cản trong việc hợp tác điều trị, cách ly hoặc phòng tránh cho cộng đồng; đi ngược lại nỗ lực trong việc kiểm soát, phòng tránh dịch bệnh lây lan, khiến cho công tác này càng thêm khó khăn.

Pháp luật quy định rõ về nghĩa vụ, trách nhiệm của người bệnh, và những người liên quan, như khai báo trung thực, tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…

Và ngược lại, họ có quyền pháp lý được bảo vệ và tôn trọng, cụ thể là quyền nhân thân. Trong đó, thông tin về sức khỏe của cá nhân chính là một bí mật, được pháp luật bảo vệ.

Thực tế đã chứng minh, sự kỳ thị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, cảm xúc và tâm thần của các nhóm người bị kỳ thị và cộng đồng nơi họ sinh sống. Những người bị kỳ thị có thể bị cô lập, trầm cảm, lo âu hoặc bị bêu xấu ở nơi công cộng. Việc ngăn chặn sự kỳ thị là rất quan trọng để giúp tất cả các cộng đồng và thành viên trong cộng đồng được an toàn và mạnh khỏe hơn.

Mọi người đều có thể chung tay chặn đứng kỳ thị liên quan tới Covid-19 bằng cách hiểu rõ sự thật, chia sẻ chúng với người khác trong cộng đồng của mình.

Bên cạnh đó, không nên bật mí những gì là bí mật.

THÀNH HƯNG

   

Các tin khác

  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quốc hội thảo luận Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc trao cây giống sầu riêng cho các hộ đồng bào DTTS
  • Kon Rẫy: Kết quả trong học tập và làm theo Bác
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by