• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn    Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội quý I/2023    Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số   

Xã hội

Bí thư kiêm trưởng thôn năng động

17/11/2022 06:04

Ở tuổi 28, anh Lê Văn Linh (dân tộc Nùng) đã là một bí thư kiêm trưởng thôn năng động, luôn hăng say lao động để xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Được sự giới thiệu của chính quyền địa phương, chúng tôi tìm đến nhà của anh Lê Văn Linh (thôn Đăk No, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô), vào giờ nghỉ trưa, bởi lúc này anh Linh mới ở nhà. Theo lời giới thiệu, gặp được anh Linh rất khó, ngoài những lúc họp ở thôn, xã, anh đều dành thời gian cho việc vườn rẫy.

Thấy chúng tôi đến, anh Linh niềm nở trao cái bắt tay thật chặt rồi trò chuyện như những người quen biết lâu năm. Năm 1983, bố mẹ anh rời miền Bắc vào Kon Tum làm kinh tế mới, với hy vọng sẽ ổn định cuộc sống. Thôn Đăk No, xã Ngọc Tụ là nơi được ba mẹ anh chọn để lập nghiệp và cũng là nơi anh Linh được sinh ra.

Ở Đăk No, không riêng gia đình anh Linh, mà đời sống của bà con nơi đây đều phụ thuộc vào nông nghiệp. Thương bố mẹ, anh Linh luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng theo đuổi con chữ, để sau này đỡ đần cho gia đình, bố mẹ.

Vườn mắc ca của anh Linh phát triển rất tốt. Ảnh: V.T

 

Anh Linh tâm sự: Ngày trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi lần đi học về, nhìn bố mẹ mặc bộ đồ lao động lấm lem bùn đất, tôi thấy thương lắm nên quyết tâm sau này phải học ngành gì đấy có thể về áp dụng vào trồng trọt để phát triển kinh tế gia đình. Và tôi đã học và tốt nghiệp ngành Lâm sinh.

Khi ra trường, thay vì đi xin việc làm, anh Linh chọn về nhà làm nông, tiếp quản chăm sóc vườn cây của gia đình. Cùng với kinh nghiệm làm nông của gia đình, anh Linh luôn chú trọng đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, 3ha cao su cùng 3ha cà phê của gia đình anh sinh trưởng rất tốt, cho thu hoạch đều đặn, mỗi năm trừ mọi chi phí, vườn cây cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Anh Linh kể: Nhiều người cứ trách vì sao tôi học xong lại về làm nông, nhưng tôi thấy đó là sự lựa chọn đúng đắn, vì bố mẹ tôi tuổi cao, không còn nhiều sức để làm, hơn nữa ông bà thường áp dụng những cách làm truyền thống vào việc trồng và chăm sóc cây nên hiệu quả không cao. Nhờ áp dụng những kiến thức được học, cùng sự tìm hiểu từ nhiều kênh khác nhau vào vườn cây nên năng suất cây trồng được cải thiện qua từng năm. Vừa qua, tôi thấy nhiều địa phương trồng cây mắc ca cho hiệu quả kinh tế rất cao nên đã mạnh dạn trồng 0,5ha. Thấy vườn cây của tôi sinh trưởng tốt, đạt hiệu quả, nhiều người trong thôn sang học hỏi, tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.

Không những chịu khó, sáng tạo trong làm nông, anh Lê Văn Linh còn được nhiều người biết đến là một đảng viên trẻ tuổi nhiệt huyết. Không một buổi họp Chi bộ nào anh Linh vắng mặt. Với anh, đây chính là cơ hội để bản thân bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng, làm cầu nối đưa ý kiến của người dân đến cấp trên.

Thấy anh Linh trẻ tuổi, gần gũi với bà con, đến tháng 12/2020, người dân đã tín nhiệm bầu anh làm trưởng thôn mong muốn anh sẽ phát huy được sức trẻ, xây dựng thôn Đăk No ngày càng đi lên.

Anh Linh vận động người dân chung sức làm bờ kè chống sạt lở. Ảnh: VT

 

Anh Linh tâm sự, lúc mới đảm nhận làm trưởng thôn, anh vui mừng nhưng cũng không khỏi lo lắng, trăn trở. Anh vui vì những nỗ lực, đóng góp của anh trong thời gian qua đã được bà con cùng chính quyền địa phương ghi nhận, còn anh lo vì trẻ tuổi, còn non kinh nghiệm sẽ rất khó trong công tác dân vận. Với anh, để bà con muốn tin và làm theo thì miệng nói đi đôi với tay làm, anh luôn chủ động đi đầu, tham gia các hoạt động trong thôn, xã tổ chức, để làm gương cho bà con làm theo.

Đơn cử, khi mới làm trưởng thôn, thấy trục đường chính của thôn tối đen về đêm, người dân đi lại nguy hiểm, anh Linh đã đứng ra vận động người dân trong thôn đóng góp được 14 triệu lắp đặt 23 bóng đèn chiếu sáng gần 2km đường làng.

Cùng với đó, anh đã vận động người dân trong thôn đóng góp được 20 triệu đồng, nhặt đá chẻ để làm hàng chục mét bờ kè đất tại nhà văn hoá thôn để phòng, chống sạt lở.

Nhằm gây quỹ cho thôn, anh Linh đã xin UBND xã 7 sào đất trống do xã quản lý để Tổ sản xuất cộng đồng thôn trồng mì, số tiền thu được sẽ dùng để xây dựng nhà vệ sinh tại nhà văn hoá.

Ông Phạm Ngọc Thuận – Chủ tịch UBND xã Ngọc Tụ cho biết: Với những đóng góp của anh Linh, tháng 5/2022, các đảng viên trong Chi bộ thôn đã tín nhiệm bầu anh làm Bí thư Chi bộ thôn Đăk No. Bà con thôn Đăk No cùng cấp ủy, chính quyền xã Ngọc Tụ tin rằng, với sức trẻ cùng sự tận tụy, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng  thôn Lê Văn Linh sẽ xây dựng Đăk No ngày càng giàu mạnh.   

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Ngày mới ở Đăk Long
  • Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh lần thứ X
  • Di dời biển báo một chiều đường Thi Sách
  • Sa Thầy tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc và tín đồ tiêu biểu các tôn giáo
  • “Báu vật” của làng
  • Một vài suy nghĩ về nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính
  • Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế
  • Tập huấn hướng dẫn các tình nguyện viên tổ chức các hoạt động nhóm U10
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mâu thuẫn trong lúc nhậu, anh trai phóng dao khiến em ruột tử vong
  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Hạn chế thất thu, ngăn ngừa trục lợi
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cầu, cống trên công trình đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
  • Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn
  • Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by