• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn    Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội quý I/2023    Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số   

Xã hội

Bước đệm của đồng bào DTTS

04/05/2022 13:02

Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động) đã trở thành bước đệm, tạo ra luồng gió mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố Kon Tum.

Cuối tháng 4, anh A Hưih (làng Đăk Răk, xã Hòa Bình) gần như không có thời gian để trò chuyện với khách. Thời điểm này, anh phải tập trung chuẩn bị để sẵn sàng cho mùa cạo mủ cao su sắp đến. Cùng với đó, anh còn tranh thủ thu hoạch mít Thái và chuẩn bị sửa sang lại chuồng gà để mở rộng chăn nuôi. Nhiều việc nên ngày nào anh cũng quần quật cả ngày để hoàn thành.

Vốn là người có ý chí vươn lên, anh A Hưih luôn tìm hướng để phát triển kinh tế. Nhưng anh bảo, nếu không có sự đồng hành, hướng dẫn của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, anh khó có thể làm được như bây giờ.

Anh lấy ví dụ: Vừa rồi, đã học xong lớp tập huấn về cạo mủ cao su, nhưng mình cạo chưa đẹp. Mấy ngày nay, các anh trong xã ghé đến hỏi thăm, hỗ trợ, giúp mình về kĩ thuật để mình làm tốt hơn. Mình không ỷ lại, nhưng trước những mô hình, mình cũng bỡ ngỡ lắm. Nhờ các anh cầm tay chỉ việc ban đầu, mình tự tin hơn để làm.

Người dân mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình mới. Ảnh: HT

 

Thấy anh Hưih có những cách nghĩ hay, mạnh dạn thực hiện các mô hình để thoát nghèo, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã đã lấy anh để làm gương cho người dân trong làng, trong xã. Vừa qua, từ hiệu quả của mô hình trồng mít Thái của anh, xã Hòa Bình đã nhân rộng thêm cho một hộ trong làng Đăk Răk, giúp người dân thay đổi cách sản xuất.

Với phương thức nêu gương điển hình, nhân rộng các mô hình và giúp đỡ các gia đình cùng vươn lên trong cuộc sống, Đảng ủy xã Hòa Bình đã tập trung xây dựng 4 mô hình tại 3 thôn: Đăk Răk, Plei Dơng và Plei Chor để giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

Tại thôn Đăk Răk, ngoài việc nhân rộng mô hình, Hội Nông dân xã đã hỗ trợ phân bón, hướng dẫn, giúp 3 hộ nghèo trong thôn chăm sóc cao su tiểu điền. Anh A Toang (thôn Đăk Răk) cho biết, trước đây, khi có Đề án hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền cho hộ nghèo, gia đình anh còn bón phân cho vườn cây. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, anh không bón phân nên cây không phát triển. “Mấy tháng nay, cán bộ xã hỗ trợ phân bón, giúp mình chăm sóc vườn cây, mình hiểu rằng, phải chăm sóc, cây mới phát triển và đi vào thu hoạch. Mình không bỏ bê vườn cây, không để “cái khó bó cái khôn” nữa” – anh A Toang nói.

Lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào sản xuất. Ảnh: HT

 

Không riêng xã Hòa Bình, các ban, ngành, đoàn thể từ thành phố đến xã, phường đều nỗ lực phối hợp triển khai thực hiện Cuộc vận động, nhờ đó, đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Như tại xã Vinh Quang, hơn 80% hộ DTTS nghèo, cận nghèo biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương và chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất. Trong năm 2021, 12 hộ mạnh dạn đăng ký trồng 1,3ha mắc ca; nhiều hộ dân cải tạo vườn tạp, chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, như mít Thái, sầu riêng hạt lép, bơ...

Với quyết tâm chung của cả hệ thống chính trị, sau 1 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động, đến nay, trên địa bàn thành phố đã duy trì, nhân rộng và thành lập 58 mô hình. Trong đó, nhiều mô hình mới như trồng sả hàng hóa, nuôi trùn quế, ba trong một “thoát nghèo, giảm nghèo, không tái nghèo”... thu hút sự tham gia của người dân và từng bước đem lại hiệu quả.

Dựa vào tình hình thực tế, những mô hình từng bước được triển khai với sự hỗ trợ, giám sát, đồng hành của các cấp, các ngành trở thành bước đệm để người dân có đà vươn lên phát triển kinh tế. Qua việc được hỗ trợ, đồng hành, nhiều hộ gia đình cũng dần thay đổi cách nghĩ, biết tự vươn lên bằng chính nội lực của mình. Đặc biệt, nhiều hộ còn mạnh dạn sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác của xã hội để đầu tư phát triển kinh tế.

Năm đầu tiên triển khai, quá trình thực hiện không tránh khỏi những khó khăn. Thế nhưng, với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Cuộc vận động đã và đang tạo ra luồng gió mới trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố. Đời sống của người dân ngày càng nâng lên; các tầng lớp nhân dân phấn khởi làm ăn; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Ngày mới ở Đăk Long
  • Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh lần thứ X
  • Di dời biển báo một chiều đường Thi Sách
  • Sa Thầy tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc và tín đồ tiêu biểu các tôn giáo
  • “Báu vật” của làng
  • Một vài suy nghĩ về nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính
  • Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế
  • Tập huấn hướng dẫn các tình nguyện viên tổ chức các hoạt động nhóm U10
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mâu thuẫn trong lúc nhậu, anh trai phóng dao khiến em ruột tử vong
  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Hạn chế thất thu, ngăn ngừa trục lợi
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cầu, cống trên công trình đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
  • Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn
  • Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by