• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân   

Xã hội

Cán bộ thôn vượt khó, năng động

20/08/2022 13:15

Khi trao đổi về A Thảo- Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Kon Jong (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà), già làng A Duah tự hào: A Thảo còn trẻ, năng động, sáng tạo và có trách nhiệm với dân. Đời sống người dân trong thôn đổi thay nhiều là nhờ A Thảo phát huy tinh thần đoàn kết, vận động dân làng chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. 

Sinh ra ở làng Kon Jong, xã Ngọc Réo trong gia đình nghèo, đông con, học hết lớp 9, A Thảo phải nghĩ học ở nhà phụ giúp bố mẹ, tạo điều kiện cho các em được đến trường. Thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình, ngoài việc phụ giúp bố mẹ việc rẫy, A Thảo còn tranh thủ làm thêm nhiều việc như hái cà phê, nhổ cỏ mì, phụ hồ… để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Vốn sáng dạ, thích tìm hiểu, khám phá, A Thảo đã tự mày mò sửa được máy bơm nước, máy cắt cỏ, các đồ dùng sinh hoạt sử dụng điện.

Đến tuổi trưởng thành, A Thảo thành thạo nhiều việc, lại hay giúp đỡ mọi người nên sớm có uy tín với người dân trong thôn.  Trước khi là Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, A Thảo từng là Bí thư Chi đoàn thôn. Được chi đoàn giới thiệu và thấy được những đức tính tốt đẹp, ý chí vượt khó, tiến thủ, năm 2012, Chi bộ thôn Kon Jong dìu dắt, đề nghị kết nạp A Thảo vào Đảng. Năm 2013, A Thảo lại được dân làng tín nhiệm bầu làm trưởng thôn khi mới 25 tuổi. Thực hiện nhiệm vụ được giao và phát huy vai trò của đảng viên, A Thảo trở thành “đầu tàu” trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương trong việc chuyển đổi cây trồng, phát triển cây công nghiệp và các mô hình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở thôn.

A Thảo bên vườn cao su của mình. Ảnh: VN

 

Để người dân trong làng làm theo, ngoài việc chịu khó nghiên cứu các chủ trương, chính sách, A Thảo còn mua máy vi tính về tự học cách sử dụng, nắm bắt thêm thông tin, kiến thức trên mạng và áp dụng các kiến thức đã học vào sản xuất và đời sống. Theo đó, A Thảo vay vốn trồng 1,5ha cao su, 0,4ha cà phê. Cây cao su, cà phê được A Thảo áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình trồng, chăm sóc nên sinh trưởng tốt và đến nay đều đã cho thu hoạch.

Thấy được giá trị kinh tế của cây công nghiệp, nhất là cây cao su, làm theo A Thảo, nhiều hộ gia đình ở thôn có điều kiện cũng phát triển mạnh cây cao su như A Thuận trồng hơn 3ha, A Vỹ trồng gần 3ha, A Ghe trồng hơn 4ha, Lê Văn Cương (dân tộc Mường) trồng hơn 3ha… Cây cao su của các hộ này đang cho thu nhập từ 1,5 triệu đồng/ngày đến gần 3 triệu đồng/ngày.

Từ việc người dân chỉ chuyên trồng mì, lúa rẫy, qua thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, giảm nghèo, đến nay, người dân thôn Kon Jong phát triển gần 90ha cao su, 32ha cà phê, gần 3ha mắc ca, 11ha lúa nước... Cao su, cà phê đang trở thành cây trồng chủ lực, giúp cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống ổn định và khá giả.

Trao đổi về quá trình lãnh đạo và những việc làm của Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn A Thảo, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Kon Jong A Lát bộc bạch: A Thảo có năng lực lãnh đạo, phát huy vai trò Mặt trận và các đoàn thể để vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nhất là trồng cây công nghiệp, chăn nuôi bò, dê, heo có chuồng trại; nuôi gà, vịt và trồng rau sạch để vừa tăng thêm thu nhập, vừa cải thiện bữa ăn. Đồng thời, A Thảo còn tích cực vận động người dân giữ gìn, phát huy nghề truyền thống (rèn, đan lát, làm rượu cần); giữ gìn sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, múa xoang. A Thảo xứng đáng là cầu nối giữa dân với Đảng, Nhà nước và đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đi vào đời sống.          

Đồng chí Phan Hồng Sơn - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Réo đánh giá: Đồng chí A Thảo là cán bộ có năng lực, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo cán bộ, đảng viên và người dân ở thôn phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa và là báo cáo viên giỏi ở địa phương. Đồng thời, đồng chí là người nói đi đôi với làm, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đi đầu trong mọi công việc nên được đảng viên và người dân ở thôn tin tưởng, làm theo.             

Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Lớp học không biên giới
  • Kon Rẫy: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp vùng nông thôn
  • Đồng lòng giữ biên cương
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số
  • Ngày hội tư vấn giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương
  • Thông cáo đặc biệt: Tổ chức Lễ tang Đồng chí Trần Đức Lương với nghi thức Lễ Quốc tang
  • Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Vụ phá rừng tại huyện Ia H’Drai: Thường trực Tỉnh uỷ và UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by