• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn    Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội quý I/2023    Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số   

Xã hội

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc nấm

03/06/2015 13:45

Trong những ngày cuối tháng 5/2015, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra 3 vụ ngộ độc nấm. Cụ thể, ngày 21/5, tại huyện Kon rẫy xảy ra 1 vụ ngộ độc nấm; ngày 22/5, tại thôn Long Ry, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, có 2 người trong một gia đình chết vì ngộ độc nấm; ngày 27/5, xảy ra 1 vụ ngộ độc nấm ở huyện Sa Thầy. Vụ việc xảy ra là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người cần chú ý và cảnh giác với nấm độc...

Tây Nguyên chuyển mùa, những cơn mưa đầu mùa đã làm cho mặt đất ẩm ướt, bầu không khí mát mẻ dễ chịu hơn giúp cho hệ sinh vật sinh sôi nẩy nở, trong đó các loại nấm cũng phát triển mạnh, tạo cho con người có thêm nguồn thức ăn dồi dào, đặt biệt là đồng bào DTTS, vốn rất thích sử dụng các loại nấm rừng để chế biến cho các bữa ăn chính trong gia đình, vì nấm rất ngon và có nhiều chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, bà con cần cẩn trọng khi khai thác và sử dụng nấm mọc tự nhiên; chỉ sử dụng khi biết chắc chắn là nấm ăn được, loại bỏ ngay nấm lạ, tuyệt đối không ăn thử nấm để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Trong tự nhiên, chủng loại nấm rất phong phú, nhưng số chủng loại có thể sử dụng ăn được và an toàn cho con người rất ít, chỉ có khoảng 30 - 40 loại; trong khi đó, nấm độc chiếm số lượng rất cao, có khoảng trên vài trăm loại.

Loại nấm gây ra cái chết thương tâm cho bà Y Poan 32 tuổi và con gái là Y Búi 11 tuổi ở thôn Long Ry, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông

Có những loại nấm độc nhìn rất giống nấm thường, mọc lẫn với nấm ăn được, khiến người đi hái nấm rất dễ bị nhầm và trong quá trình chế biến lại đun nấu không kỹ, ăn vào có thể gây ngộ độc. Mặt khác, một số loại nấm vốn thuộc loại không độc nhưng nếu mọc ở nơi môi trường bị ô nhiễm hoặc tầng đất bên dưới có những khoáng chất độc hại như chì, phốt pho, thạch tín, thủy ngân… cũng sẽ nguy hiểm như nấm độc. Đặc biệt, nấm mọc ở những khu vực chiến sự trước đây đã hứng chịu nhiều bom, đạn, bị phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin thì lại càng nguy hiểm hơn.

Để không xảy ra những cái chết thương tâm, bà con ở vùng sâu, vùng xa cần phân biệt được nấm thường và nấm độc. Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hoặc màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân…, khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra. Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên; trong khi đó, nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi.

Bà con có thể áp dụng hai phương pháp thử nghiệm đơn giản sau đây:

Thử nghiệm biến màu: Dùng phần trắng của hành lá chà xát trên mũ nấm, nếu thân hành biến thành màu xanh nâu chứng tỏ có độc và ngược lại, nếu hành không chuyển màu chứng tỏ không có độc.

Thử nghiệm bằng sữa bò: Cho một lượng nhỏ sữa bò tươi bên trên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục, có khả năng nấm này có độc.

Ngoài ra, khi sử dụng nấm để ăn cần lưu ý thêm: không hái những loại nấm mà mình chưa biết chắc là có độc hay không; mỗi lần nấu không nên nấu nhiều loại nấm lẫn lộn mà chỉ nấu một loại duy nhất để tránh lẫn nấm độc và tránh xảy ra phản ứng hóa học, không độc trở thành độc.

Trước khi xào nấu nấm, bà con nên luộc sôi trước sẽ làm giảm bớt độc tính của nấm. Khi mua nấm tại các cửa hàng, người bán rong hay ở chợ, nên chọn mua những loại nấm đã từng ăn. Khi ăn nấm không nên uống rượu. Có một số loại nấm dại tuy không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy sẽ gây ngộ độc.

Sau khi ăn nấm, nếu thấy có biểu hiện khó chịu, đau bụng, buồn nôn, choáng váng… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Trong trường hợp nhà ở xa cơ sở y tế và tình trạng nguy kịch thì phải có các biện pháp sơ cứu đơn giản để gây nôn nhằm tống thức ăn ra khỏi dạ dày như ngoáy họng bằng lông gà, lấy tay móc họng, uống mùn thớt hoặc tìm những loại thuốc nam sẵn có ở địa phương để rửa ruột nhằm loại bỏ những thành phần độc hại trong nấm để giảm nhẹ mức độ ngộ độc, sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để tiếp tục điều trị…

Bác sĩ Hoàng Chí Trung

   

Các tin khác

  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Ngày mới ở Đăk Long
  • Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh lần thứ X
  • Di dời biển báo một chiều đường Thi Sách
  • Sa Thầy tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc và tín đồ tiêu biểu các tôn giáo
  • “Báu vật” của làng
  • Một vài suy nghĩ về nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính
  • Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế
  • Tập huấn hướng dẫn các tình nguyện viên tổ chức các hoạt động nhóm U10
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mâu thuẫn trong lúc nhậu, anh trai phóng dao khiến em ruột tử vong
  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Hạn chế thất thu, ngăn ngừa trục lợi
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cầu, cống trên công trình đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
  • Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn
  • Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by