• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Cảnh giác với sự xuyên tạc lịch sử

27/08/2017 19:16

Cách mạng Tháng Tám vĩ đại đã đi vào lịch sử như một sự mẫu mực của sự kết hợp giữa sự lãnh đạo của một chính đảng cách mạng với sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đã lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến thành lập chế độ mới chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH.

Đó là một sự thật hiển nhiên của lịch sử vậy mà gần đây trên internet xuất hiện một số bài viết có nội dung phản động xuyên tạc lịch sử Cách mạng Tháng Tám, bôi nhọ lãnh tụ. Các bài viết đại ý rằng, vào ngày 17/8/1945 các đoàn thể quần chúng Việt Nam họp mít tinh tại Nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ của ông Trần Trọng Kim nhưng bị Việt Minh trà trộn cướp chính quyền; đồng thời Hồ Chí Minh cử người vào Huế làm áp lực buộc vua Bảo Đại thoái vị; ở hải ngoại thì các phe nhóm cách mạng, đảng phái trong đó có cả Việt Minh được Trung Hoa dân quốc bảo trợ đã ngồi lại với nhau thành lập ra một tổ chức hợp nhất là Việt Nam cách mạng Đồng minh hội (Việt Cách) do cụ Nguyễn Hải Thần làm Chủ tịch…

Ở đây chưa bàn đến nội dung mà chỉ xem các mốc lịch sử đã thấy sự sai lầm của nó, Quốc dân Đại hội đã quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước. Nhân dân Hà Nội biểu tình cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19/8, và khởi nghĩa thắng lợi ở Huế ngày 23/8, làm gì có chuyện chưa giành được chính quyền mà ta đã cử người vào Huế ép nhà vua thoái vị.

Mặt trận Việt Minh được thành lập từ năm 1941 tại căn cứ địa Cao Bằng, đã tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân làm cách mạng thắng lợi, làm sao lại ở hải ngoại để hợp nhất với các phe nhóm khác, còn tổ chức Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội là một đảng phái theo chân quân Tưởng về đòi tham chính sau khi Việt Minh đã giành được chính quyền, và đã bộc lộ là một đảng phái phản động mà ta vẫn thường gọi là Việt Cách. Tổ chức này đã câu kết với các thế lực phản động khác phá hoại cách mạng và đã bị nhân dân đào thải.

Đảng Cộng sản Việt Nam từ lúc ra đời (3/2/1930) là lực lượng duy nhất trung thành với lợi ích dân tộc vạch ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, tập hợp rộng rãi các tầng lớp quần chúng nhân dân trong các tổ chức cách mạng như: Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (1939), Mặt trận Việt Minh (1941)…

Khi Nhật cai trị nước ta, triều đình nhà Nguyễn được Nhật tiếp tục sử dụng, chúng dựng lên chính phủ quốc gia độc lập giả hiệu trong khối đại Đông Á, mà chúng đã ca ngợi là chính phủ chấn hưng đất nước, chính phủ đó đã chấn hưng đến nỗi để hơn 2 triệu đồng bào ta phải chết đói bởi hậu quả của chính sách vơ vét của quân phiệt Nhật. Trong khi đó, Mặt trận Việt Minh đã phát động nhân dân phá kho thóc của Nhật, đáp ứng yêu cầu cấp bách của quần chúng nhân dân.

Với sự nhạy bén về chính trị, Đảng ta đã phân tích dự đoán thời cơ, đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Xây dựng mở rộng căn cứ địa cách mạng, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đẩy mạnh hoạt động du kích khắp nơi…

Khi Nhật đầu hàng Đồng minh và Liên Xô, Đảng triệu tập Quốc dân Đại hội tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua các chính sách lớn của Việt Minh, quyết định Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, cử Uỷ ban Dân tộc giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Từ đó cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra giành thắng lợi. Khi quân Anh, quân Tưởng dưới danh nghĩa Đồng minh vào nước ta để giải giáp quân Nhật, nước ta đã có một chính quyền do nhân dân ta lập nên sau cuộc tổng khởi nghĩa vĩ đại, với tư cách là nước chủ  nhà tiếp quân Đồng minh.

Sự xuyên tạc của bài viết còn thể hiện rằng: Ngày 28/8/1945, khi quân Tưởng tiến vào Việt Nam, đi theo đạo quân này có các toán thuộc Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (Việt Cách) về theo để phối hợp với các đoàn thể Việt Nam đấu tranh thành lập chính phủ liên hợp, Hồ Chí Minh thắng thế làm Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch. Cũng như vận động quần chúng tham gia ứng cử, bầu cử vào Quốc hội ,và ngày 2/9/1945, đại diện Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập…

Như vậy, họ cố tình quên đi cuộc cách mạng rộng lớn, sôi nổi và vĩ đại của dân tộc, và thật sai lầm là thời điểm đó làm sao lại có chuyện Việt Cách và các tổ chức khác vận động bầu cử Quốc hội, bầu Chính phủ liên hợp khi mà ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới nêu những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước, trong đó có việc tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, và ngày 6/1/1946 toàn thể nhân dân Việt Nam mới phấn khởi nô nức đi bầu Quốc hội với hơn 90% cử tri, và ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên để thành lập Chính phủ liên hiệp (còn Chính phủ được thành lập ngày 28/8/1945 là Chính phủ lâm thời gồm 15 thành viên, và không có phó chủ tịch nào cả).

Còn nhiều luận điểm sự kiện lịch sử khác nữa cũng bị xuyên tạc trắng trợn không kém, và cuối cùng là hô hào loại trừ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy là đã lộ rõ mục đích xấu xa của nó là xuyên tạc sự thật lịch sử, hạ thấp phủ nhận vai trò của Đảng ta đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, kêu gọi kích động chống đối. Đây vẫn là cánh thức cũ mà lâu nay các thế lực thù địch đã và đang làm.

Sự thật là sự thật, không ai, không thế lực nào bẻ cong được sự thật của lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, bước lên vũ đài chính trị từ năm 1930, được nhân dân ta lựa chọn làm lực lượng lãnh đạo cách mạng, đó cũng là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, và Đảng ta đã và sẽ mãi mãi trung thành với lợi ích của giai cấp, lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Tô Văn Tám

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by