• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID    HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025   

Xã hội

Câu chuyện sao kê

18/09/2024 06:43

Ít ai ngờ được rằng, việc công bố sao kê tài khoản nhận tiền ủng hộ bà con vùng lũ của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lại “trúng nhiều đích” đến vậy.

Bão Yagi và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh, thành phố ở toàn bộ miền Bắc và Thanh Hóa, gây ra mưa lớn kéo dài; ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng trên nhiều địa bàn.

Đến ngày 15/9, bão số 3 đã khiến 353 người chết, mất tích; khoảng 1.900 người bị thương và tác động sang chấn tâm lý nặng nề cho nhiều người dân tại khu vực thiên tai.

Ước tính chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó, khoảng 257.000 căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; trên 262.000ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gẫy đổ; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310.000 cây xanh đô thị gãy đổ.

Theo dự báo của Bộ KH&ĐT, bão Yagi có thể “kéo” GDP năm 2024 của nước ta giảm 0,15%.

Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ. Ảnh: HL

 

Ngay khi bão Yagi tràn qua, “chiến dịch” cứu trợ, ủng hộ đồng bào phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra cũng được phát động sôi nổi khắp mọi miền.

Đặc biệt là từ ngày 10/9, khi Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát đi Lời kêu gọi.

Đã có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng ký ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương.

Trong số bạn bè tôi cũng có không ít người đã khởi động các hoạt động gây quỹ hỗ trợ đồng bào. Lời kêu gọi được gửi cho nhiều người qua tin nhắn điên thoại, qua email, ứng dụng zalo, facebook.  

Dù rất muốn ủng hộ những người bạn ấy, nhưng sau khi suy nghĩ, tôi vẫn quyết định chọn Mặt trận Tổ quốc là nơi gửi gắm "tấm lòng" của mình. Suy nghĩ của tôi rất đơn giản, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít, mọi người chung tay sẽ tạo nên nguồn lực to lớn giúp đỡ vùng lũ.

Sau đó, tôi cũng trò chuyện với khá nhiều bạn bè, đồng nghiệp về hoạt động cứu trợ thiên tai. Và mọi người đều có chung suy nghĩ như tôi.

Điều mà tôi ngỡ ngàng, và tin rằng mọi người cũng như vậy, là Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có động thái hết sức bất ngờ: Công bố sao kê tài khoản ủng hộ.

Ngày 11/9, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đăng tải 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ ở tài khoản tại Vietcombank từ ngày 1-10/9, với tổng số tiền lên tới 527,8 tỷ đồng.

Tiếp đó,  tối 14/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đăng tải sao kê tiền ủng hộ qua Ngân hàng BIDV từ ngày 1-12/9.

Ngày 15/9, tiếp tục đăng tải sao kê tiền ủng hộ trong các ngày 11-12/9 qua số tài khoản ngân hàng Vietcombank.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho hay đang tiếp tục cập nhật và trong thời gian tới sẽ tiếp tục công bố bản sao kê danh sách chuyển khoản qua các ngân hàng và ủng hộ trực tiếp bằng tiền mặt của các đơn vị, tổ chức, cá nhân qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia theo dõi, giám sát.

Theo dõi các trang sao kê, tôi nhận thấy có cá nhân ủng hộ 10.000 đồng, có người 50.000 đồng, nhưng có những tài khoản ủng hộ số tiền lên đến cả trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, có người âm thầm chuyển tiền chứ không xưng danh.

Điều này cho thấy  sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân rất vô tư, trong sáng, thể hiện “tình đồng chí, nghĩa đồng bào”.

Ngay lập tức, động thái này thu hút sự quan tâm lớn của toàn xã hội và nhận được sự đồng tình của đông đảo người dân. Ít ai ngờ được rằng, việc công bố sao kê tài khoản nhận tiền ủng hộ từ thiện của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lại “trúng nhiều đích” đến vậy.

Bởi đúng như thông điệp từ Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, động thái này để các tổ chức, cá nhân có thể thấy, yên tâm rằng, sự đóng góp đã đến đúng địa chỉ và sẽ về với người dân bị thiệt hại.

Sự ủng hộ vô tư, nghĩa tình từ những tấm lòng nhân ái. Ảnh: H.L

 

Và những ngày qua, bên cạnh “làn sóng” kêu gọi thiện nguyện, ủng hộ, cứu trợ đồng bào các tỉnh thành phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, báo chí và mạng xã hội cũng “sục sôi” với động thái này.

Trong đó, bên cạnh việc ủng hộ việc làm công khai, minh bạch của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; biểu dương những người “nói đi đôi với làm”, ủng hộ bằng tấm lòng vô tư, trong sáng, báo chí và dư luận cũng đã “lột mặt nạ” rất nhiều trường hợp “làm màu, phông bạt” và khoe mẽ. Lợi dụng câu chuyện từ thiện, thổi phồng giá trị đồng tiền quyên góp để đánh bóng tên tuổi, câu view, câu like, xây dựng thương hiệu “ảo” cho mình.

Thậm chí, có những tài khoản mạo danh tổ chức, cá nhân, mang tính chế giễu trong hoàn cảnh tai ương. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tổ chức mà cũng không phù hợp với văn hóa Việt Nam, mang lại cảm xúc tiêu cực cho cộng đồng, làm giảm hiệu quả của hoạt động ủng hộ, cứu trợ.

Ở góc độ người có đóng góp nhỏ nhoi, tôi cũng thấy vui khi bạn bè chia sẻ phần sao kê có tên mình. Và nhận thấy rằng, việc Mặt trận Tổ quốc lần đầu tiên công khai sao kê hoạt động quyên góp là rất cần thiết. Điều này không chỉ tuân thủ luật định mà còn tạo nên sự minh bạch, đúng tinh thần "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra".

Tôi cũng hy vọng hành động này sẽ tạo nên một chuẩn mực mới cho các cá nhân và tổ chức khác trong hoạt động cứu trợ. Nhất là tạo cơ hội cho người dân giám sát việc phân phối viện trợ của các tổ chức, cá nhân.

Bão Yagi là thảm họa thiên tai lớn sau nhiều năm mà chúng ta phải đối mặt và vượt qua. Muôn tấm lòng đang hướng về đồng bào vùng lũ phía Bắc. Sự công khai, minh bạch trong tiếp nhận quản lý và phân phối nguồn lực cứu trợ không chỉ “vạch sâu”, mà quan trọng hơn là góp phần tạo nên niềm tin và sức mạnh để chúng ta vượt qua mọi khó khăn.       

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại từ 15/5 đến 15/6/2025
  • Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia
  • Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng
  • Tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Kon Tum
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • [INFOGRAPHIC] Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nơi lưu giữ những trang sử của báo chí đất nước
  • Thành ủy Kon Tum: Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by