• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Cậu học trò đam mê sáng tạo

06/11/2020 13:01

“Tuổi trẻ tài cao” là biệt danh mà nhiều bạn bè, thầy cô ở Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Đăk Tô) dành cho em Vàng Anh Khoa. Khoa là thí sinh nhỏ nhất (11 tuổi) tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng lần thứ 12 năm 2019 -2020 và đã đạt giải Ba với sáng kiến “Thiết bị hệ thống đo mức độ ngập lụt ứng dụng công nghệ Internet of Things (IoT)”.

Gặp Anh Khoa ở buổi Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên – nhi đồng vào tháng 10 vừa qua, ấn tượng đầu tiên của tôi là một cậu bé “hạt tiêu”, đôi mắt sáng long lanh, thoăn thoắt bước lên nhận giải.

Không khỏi tò mò về sáng chế có cái tên khá lạ, tôi tìm đến hỏi chuyện Vàng Anh Khoa. Cậu mạnh dạn chia sẻ: Cháu thường đọc các thông tin trên mạng và nghe các thầy cô nói về việc ảnh hưởng của mưa bão gây ngập úng, lũ quét ngày càng nhiều. Cùng với đó, các bạn trong trường cháu thường xuyên phải nghỉ học vào những ngày mưa do nước lũ dâng cao tràn qua cầu nên không thể đến trường. Từ đó cháu mới có ý tưởng sáng chế ra thiết bị có tác dụng đo mức độ ngập lụt.

Công nghệ Internet of Things còn khá lạ lẫm với nhiều người, ấy vậy mà cậu học sinh mới 11 tuổi này đã biết áp dụng vào sáng chế của mình. Anh Khoa tâm sự, cũng nhờ ở nhà, em thường xuyên được nghe chú ruột nói về Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Càng nghe càng thấy đam mê, Anh Khoa không ngừng tìm tòi, rồi quyết định ứng dụng công nghệ IoT vào thiết kế hệ thống đo mức độ ngập lụt.

Vàng Anh Khoa và mẹ tại Lễ tổng kết và trao giải. Ảnh: V.T

 

Thiết bị mà Khoa sáng chế được vận hành theo nguyên tắc tự động các thao tác lập trình, không gian, giám sát trực tiếp trên laptop, điện thoại, màn hình LCD; được điều khiển thông qua app ứng dụng khi có sóng wifi, 3G. Thiết bị giúp cảnh báo ngập lụt ở các tuyến đường có hệ thống cống rãnh; cảnh báo tràn bồn, vỡ đập, đê, ao, hồ… bằng việc gửi thông báo qua Gmail, ứng dụng cài đặt trên điện thoại và màn hình LCD.

Anh Khoa chia sẻ tiếp: Thiết bị gồm hai phần chính: phần cứng và phần mềm. Phần cứng gồm bộ điều khiển thiết bị online Kit Node MCU ESP8266, dây nối, điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Android hoặc IOS, màn hình LCD 16x2 + Module I2C, bộ cảm biến siêu âm HC – SR04 và bộ hình xếp minh họa cây cối, nhà cửa. Phần mềm gồm ứng dụng Blynk dành cho Android và IOS, phần mềm lập trình cho ESP8266 là Arduino IDE.

“Với phần mềm ứng dụng Blynk, người sử dụng phải tạo một tài khoản riêng bằng việc sử dụng email cá nhân. Ở bước này, người dùng sẽ có hai sự lựa chọn là sử dụng server (máy chủ) mặc định của Blynk hoặc sử dụng server của Blocky. Với server mặc định thì người sử dụng sẽ bị hạn chế số lượng các control (widget) trong khi thiết kế giao diện và bỏ tiền ra mua Energy để tăng số lượng control lên. Tuy nhiên với server của Blocky thì người sử dụng được cấp một giới hạn rất lớn nên gần như không cần phải mua thêm” – Anh Khoa cho biết thêm.

Sản phẩm của Anh Khoa tại cuộc thi. Ảnh: VT

 

Như thấy được sự ngạc nhiên, thán phục của tôi, chị Trần Quốc Lâm Phương – người mẹ, đồng thời là bạn đồng hành với Anh Khoa, cười nói: Lúc nghe cháu nói về ý tưởng, tôi cũng đơ cả người, vì không hiểu cháu đang nói gì và ý tưởng này sẽ tiến hành thực hiện thế nào, tôi sẽ phải hỗ trợ cháu những gì. Tôi chỉ biết động viên và mua những thứ cháu cần. Nhiều khi lo lắng cho cháu, tôi lại hỏi “Con nhắm làm được không?”, thấy cháu cười tự tin “Dạ được mẹ”, tôi lại thấy tin tưởng vào con trai mình. Trong suốt thời gian chế tạo thiết bị, cứ hết giờ học trên lớp, cháu lại vội vàng chạy về nhà rồi vùi đầu vào nghiên cứu sáng kiến này. Lúc biết sản phẩm đạt giải, gia đình tôi phấn khởi và vui mừng lắm.

Quay sang nhìn con với ánh mắt tự hào, chị Phương khoe: “Không chỉ đạt giải Ba sáng kiến, mới đây cháu đã đạt giải Nhất học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp trường. Cháu nó ngoan, học giỏi, tôi rất vui”.

Nhận xét về cậu học trò Vàng Anh Khoa, cô Hồ Thị Thúy Duyên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm cho hay: Nhà trường rất tự hào về học trò Anh Khoa. Em không chỉ là một học sinh giỏi mà còn tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, xứng đáng với cái tên “tuổi trẻ tài cao”…

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by