• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khai mạc Kỳ họp thứ 6- HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026    Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI    Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII    Bế mạc Ngày hội VH,TT&DL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tỉnh Kon Tum    Khai mạc Ngày hội Văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I   

Xã hội

Chỉ số PCI và nâng cao chất lượng giáo dục

09/06/2023 13:15

Để góp phần tăng chỉ số thành phần đào tạo lao động của tỉnh trong hành trình nâng cao điểm số, thứ hạng chỉ số PCI của tỉnh, các cấp, các ngành, nhất là ngành Giáo dục, các thầy cô giáo, các em học sinh, các bậc phụ huynh phải không ngừng quan tâm đầu tư cho giáo dục - đầu tư cho tương lai. Và trước mắt, trong khoảng thời gian từ nay đến cuối tháng 6, đầu tháng 7, cả hệ thống chính trị cùng nêu cao quyết tâm làm tốt công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Trong 10 chỉ số thành phần của chỉ số PCI có chỉ số thành phần đào tạo lao động với 8 nội dung và trong 8 nội dung đó có 2 nội dung liên quan đến chất lượng giáo dục: “giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng tốt” và “điểm trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT”. Theo đánh giá, năm 2022, chỉ số thành phần đào tạo lao động của Kon Tum đạt 5,51 điểm (năm 2021 là 5,35 điểm), xếp thứ hạng 33 và đã góp phần tích cực vào việc cải thiện điểm số, thứ hạng chỉ số PCI của tỉnh nhà.

Phân tích các nội dung thuộc chỉ số thành phần đào tạo lao động có thể thấy chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Dữ liệu cho thấy, năm 2022, nội dung giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng tốt (% đồng ý), Kon Tum đạt 62%; nội dung điểm trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT, đạt 6,18 điểm. Về nội dung điểm trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2022, Kon Tum có tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,6%, xếp thứ 44/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 3 trong khu vực Tây Nguyên; về điểm trung bình 6,18 điểm, tăng 0,26 điểm so với năm 2021.

Học sinh Trường THCS -THPT Liên Việt ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Ảnh: N.P

 

Kết quả này là cả hành trình nỗ lực đối với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như tỉnh ta. Dễ dàng nhận thấy trong những năm qua, hệ thống giáo dục ngày càng được mở rộng và đa dạng với việc hình thành nhiều loại hình trường lớp như công lập, tư thục; từ mầm non đến chuyên nghiệp đã thu hút tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường. Các trường cao đẳng, dạy nghề đều mở rộng các hình thức đào tạo, liên kết đào tạo từ ngắn hạn đến dài hạn tạo điều kiện dạy nghề và nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động trong tỉnh. Với sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên được quan tâm đầu tư cả về số lượng, chất lượng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng được bổ sung, đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Đầu năm học 2022 – 2023, toàn tỉnh có 364 trường mầm non và phổ thông; có 11.173 cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục, chăm sóc 166.300 trẻ mầm non và học sinh phổ thông.

Toàn ngành đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng giáo dục như: xây dựng các chuyên đề, các mô hình phù hợp với đặc thù của các địa phương; đẩy mạnh triển khai các hình thức và phương pháp dạy học mới; hỗ trợ giáo dục kịp thời cho học sinh khó khăn, học sinh DTTS. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông đã có những chuyển biến hết sức tích cực. Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt tăng, xếp loại yếu kém giảm; tỷ lệ học sinh có học lực từ trung bình, khá giỏi tăng hàng năm; tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, chất lượng giáo dục mũi nhọn, tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi khu vực ngày càng  tăng. Những thành quả đạt được của sự nghiệp “trồng người” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Giáo dục, của tỉnh nhà trong đào tạo chất lượng nguồn nhân lực - hướng đến một tương lai phát triển bền vững.

Cũng phải nói thêm rằng, để từng bước nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực thì ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông  - vốn được xem là “xương sống” của hệ thống giáo dục, trên địa bàn tỉnh ta thời gian qua đã có sự gắn kết mang tính hệ thống giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Công tác phân luồng học sinh được chú trọng; đào tạo nghề và nghề đào tạo từng bước gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Chăm lo bữa ăn bán trú cho học sinh vùng sâu, vùng xa, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục. Ảnh: NP

 

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của mọi tổ chức và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Báo cáo PCI năm 2022 đánh giá: “Tín hiệu đáng mừng là các doanh nghiệp FDI tỏ ra khá lạc quan về chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Đánh giá của họ về chất lượng giáo dục phổ thông và chất lượng dạy nghề ngày càng tích cực. Cụ thể, trên thang điểm 6 (1 = “Rất kém” đến 6 = “Rất tốt”), các doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông đạt mức 4,5 điểm và dạy nghề là 4,4 điểm”.

Nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn thì chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nền giáo dục các em được thụ hưởng mà kỳ thi tốt nghiệp THPT là bằng chứng xác nhận khách quan và chất lượng định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề mà giải pháp thi cử trong quá trình chuyển tiếp trung học - đại học có thể mang lại. Bởi vậy, vấn đề không chỉ học sinh, phụ huynh mà cả các giáo viên và người dân trên địa bàn tỉnh mong muốn đó là chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm, mà gần nhất là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra từ ngày 27 -30/6 này đạt được những kết quả cao nhất. 

Nguyên Phúc 

   

Các tin khác

  • Cần “gỡ vướng” trong triển khai 2 nhóm TTHC liên thông
  • Vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó keo sơn
  • Thịt lợn “vỉa hè” và câu chuyện phòng dịch
  • Từ một sự kiện văn hóa
  • Huyện Đăk Hà: Gặp mặt, biểu dương già làng, người có uy tín trong vùng DTTS
  • Tăng cường công tác phối hợp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ
  • Kon Plông: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh
  • Bế mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp cơ sở lần thứ II năm 2023
  • Hội thảo về “Vai trò của thiết bị đào tạo tự làm trong giáo dục nghề nghiệp”
  • Một số vấn đề cử tri kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khai mạc Kỳ họp thứ 6- HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026
  • Nhận thức sâu sắc hơn sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  • Độ cồn “bằng 0”
  • Ủ ấm ngày đông
  • Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI
  • Bàn giao doanh trại cho Đại đội bảo vệ biên giới 541, Bộ CHQS tỉnh Attapư
  • Báo cáo nhanh kết quả Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028
  • Cần “gỡ vướng” trong triển khai 2 nhóm TTHC liên thông

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Đồng thuận giao đất mở đường
  • Chùm ảnh: Độc đáo lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
  • Chùm ảnh: Đặc sắc và ấn tượng Ngày hội đoàn kết các dân tộc vùng Tây Nguyên
  • Chùm ảnh: Mãn nhãn Liên hoan văn nghệ quần chúng các dân tộc vùng Tây Nguyên

Đất & Người Kon Tum

  • Đắm say cùng suối Đăk Na
  • Nằm ở địa phận xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), suối Đăk Na là một trong những địa điểm “bỏ túi” dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. Mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ huyền ảo, cùng không khí trong lành mát mẻ của núi rừng, suối Đăk Na có thể làm say đắm bao du khách khi đặt chân đến đây thưởng ngoạn.
  • Gìn giữ và phát huy giá trị của lễ hội
  • Phụ nữ làng Plei Lay gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by