• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW   

Xã hội

Chiến thắng Măng Bút- Ký ức khó phai

16/08/2024 06:20

Sau 50 năm giải phóng Măng Bút, những ký ức về cuộc chiến luôn còn đọng mãi trong tâm trí những người lính trực tiếp tham gia tại mặt trận đầy gian khó này.

Trực tiếp tham gia vào chiến dịch giải phóng Măng Bút với vai trò là Đại đội trưởng C109, Huyện đội H29, ông Đinh Đầm (sinh năm 1946, hiện đang sống ở thị trấn Măng Đen) nhớ lại: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, căn cứ địch ở Măng Bút có số lượng quân đông đảo, hệ thống phòng ngự khá kiên cố với nhiều lớp lô cốt, hàng rào kẽm gai, bãi mìn dày đặc.

Tháng 2/1972, quân đội ta tiến hành bao vây, đánh địch ở căn cứ Măng Bút nhưng không thành công; sau đó rút lui để củng cố lực lượng, tìm kiếm yếu điểm của địch để lên kế hoạch cho các trận đánh tiếp theo. Tháng 2/1974, lực lượng của ta bước đầu mở các trận chiến lớn nhằm mục tiêu giải phóng Măng Bút. Các trận chiến giữa ta và địch diễn ra thường xuyên từ tháng 2/1974 đến tháng 8/1974. Quân ta dùng chiến thuật đánh chậm mà chắc, từng bước bao vây, uy hiếp địch ở khu vực sân bay Măng Bút; ngăn chặn thành công đường tiếp tế bằng máy bay quân sự của địch, khiến địch không thể bổ sung lực lượng, lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược. Cùng với đó, pháo của bộ đội ta từ trong rừng bắn thẳng vào trận địa, khiến quân địch hoảng loạn, rút chạy khỏi căn cứ để thoát thân. Đến ngày 20/8/1974, quân ta tiến vào giải phóng hoàn toàn Măng Bút.

Ông Đinh Đầm cùng vợ bày tỏ phấn khởi trước những đổi thay của đất nước. Ảnh: TL

 

Ông Đinh Đầm tâm sự: Điểm nhấn trong Chiến thắng Măng Bút là có sự tham gia hiệp đồng tác chiến rất nhịp nhàng giữa các lực lượng, lối đánh du kích nhằm bao vây, tiêu diệt sinh lực địch phát huy hiệu quả. Sau khi giành chiến thắng Măng Bút, bộ đội ta rất vui mừng và phấn khởi. Tuy nhiên, các chiến sĩ nhanh chóng củng cố lại lực lượng, tiếp tục hành quân đến Măng Đen để chiến đấu, hướng đến mục tiêu giải phóng Măng Đen, tạo tiền đề để giải phóng hoàn toàn khu vực phía Bắc Tây Nguyên.

Cùng tham gia chiến dịch giải phóng Măng Bút có ông Đinh Thái (sinh 1952, dân tộc Xơ Đăng), hiện đang ở thôn Rô Xia, xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông). Với chức vụ Trung đội trưởng C9, Huyện đội H29, ông Đinh Thái cùng các chiến sĩ trong đơn vị trải qua nhiều gian khó nhưng vẫn luôn chắc tay súng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Với những đóng góp của mình, ông vinh dự được Nhà nước trao tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì.

Ông Đinh Thái tâm sự: Tháng 8/1974, đơn vị của tôi băng rừng, từng bước bao vây địch ở căn cứ Măng Bút từ hướng Tây. Khi đó, địch rất sợ lối đánh du kích của ta nên không dám tiến công. Chúng điên cuồng ném bom, bắn pháo để mở vòng vây, nhưng nhờ có rừng cây rộng lớn bao phủ, che chở bộ đội ta nên chiến thuật của địch không thành công. Sau các trận chiến, địch dần mất đi ý chí, nghị lực chiến đấu, rút chạy khỏi căn cứ Măng Bút.

Ông Đinh Thái (bên phải) vinh dự được Nhà nước trao tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì. Ảnh: T.L

 

Nhớ về chiến thắng Măng Bút, ông A Ní (dân tộc Xơ Đăng, sinh năm 1948, hiện đang sống ở thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) bồi hồi kể lại: Tôi sinh ra ở làng Đăk Chờ, xã Đăk Ring, huyện Kon Plông. Ngay từ nhỏ, tôi cảm nhận được tình cảm của người dân dành cho bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống của bà con trong làng khi đó còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, tuy vậy, các hộ dân đã tự nguyện gom góp gạo, bắp, mì để gửi đến các chiến sĩ cách mạng, tất cả vì mục tiêu chung tay giải phóng đất nước, mang lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phục cho nhân dân.

Năm 15 tuổi, ông A Ní tham gia vào du kích địa phương, nhiệm vụ chính là dẫn đường, bảo vệ cán bộ thuộc Huyện đội H29. Nhờ thông thuộc địa hình trong rừng, ông A Ní nhiều lần đưa các nhóm chiến sĩ cách mạng tránh khỏi bom đạn của kẻ thù, di chuyển đến vị trí tập kết an toàn, sẵn sàng cho chiến dịch giải phóng Măng Bút.

Ông A Ní chia sẻ: Tháng 8/1974, khi Măng Bút giải phóng, tôi và bà con nhân dân rất vui mừng. Chúng tôi càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quyết tâm lao động sản xuất để cung ứng và hỗ trợ nhiều lương thực, thực phẩm hơn cho bộ đội, hướng đến mục tiêu giải phóng hoàn toàn đất nước.

Phấn khởi trước những đổi thay, khởi sắc của đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, những người lính Cụ Hồ tham gia trận đánh Măng Bút năm xưa đang tích cực tuyên truyền các thế hệ con cháu phát huy truyền thống yêu nước, nỗ lực lao động, sản xuất để chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.  

Tấn Lộc

   

Các tin khác

  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Lớp học không biên giới
  • Kon Rẫy: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp vùng nông thôn
  • Đồng lòng giữ biên cương
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi trên lĩnh vực báo chí
  • Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025
  • Chùm ảnh: Bình yên Lý Sơn
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 1: Công phá “lõi nghèo” vùng DTTS
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Khai mạc Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2025
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by