• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Chú trọng giáo dục, trang bị kỹ năng sinh tồn

25/09/2023 13:03

Trong vụ hỏa hoạn ở quận Thanh Xuân, Hà Nội mới đây đã có một số người thoát khỏi án tử nhờ những kỹ năng ứng phó, xử lý tình huống khi hỏa hoạn xảy ra. Đó là một gia đình đã tẩm ướt chăn mền nhét kín các khe cửa ngăn không cho khói độc tràn vào, tất cả cùng cúi thấp người xuống nên cả gia đình không bị ngạt, đợi được đến lúc lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường giải thoát. Đó là cậu bé mới 10 tuổi dù ở nhà một mình nhưng nhờ học được kỹ năng thoát hiểm ở trường, đã biết dập cầu dao, tắt máy tính, chạy nhanh ra ngoài để kêu cứu và tìm sự hỗ trợ…

Cũng ở Hà Nội, cách đây khoảng một tháng, các phương tiện truyền thông đã đưa tin, chị gái mới 11 tuổi khi thấy em trai bị đuối nước, người tím tái, mềm nhũn, nhờ học được ở trường và trên ti vi những kỹ năng thổi ngạt, ép tim đã nhanh chóng sơ cứu em trai trước khi đưa đến cơ sở y tế, giúp em vượt qua được giai đoạn nguy kịch.

Những câu chuyện, những tình huống quyết định sinh tử đó một lần nữa là lời nhắn nhủ không chỉ riêng cho mỗi người mà còn với các cấp, các ngành và toàn xã hội về sự cần thiết phải quan tâm giáo dục, trang bị những kỹ năng sinh tồn, kỹ năng ứng phó, xử lý trong các tình huống nguy cấp.

Thực tế trong cuộc sống dù chẳng ai muốn nhưng biết bao hiểm họa, bất trắc như hỏa hoạn, thiên tai lũ lụt, đuối nước, bỏng, điện giật, tai nạn thương tích… vẫn xảy ra. Hệ lụy là ngoài mất mát, thiệt hại về của cải thì biết bao người phải chịu những tổn thương về tâm lý, tinh thần, chập chờn những nỗi sợ hãi, âu lo, biết bao người phải khép lại giấc mơ khi còn rất trẻ. Sau những câu chuyện buồn chẳng thể buồn hơn đó, nhiều người vẫn hay nói “giá như” với bao day dứt, đau đớn, nuối tiếc, xót xa. Giá như và giá như. Giá như sớm quan tâm, sớm biết những kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng ứng phó, sơ cứu ban đầu, giá như bình tĩnh hơn một chút, giá như được nhắc nhở, hướng dẫn nhiều hơn việc sử dụng các thiết bị sinh nhiệt, giá như được học bơi…

Lấy đơn cử ngay như chuyện đuối nước. Hầu như năm nào trên cả nước nói chung và Kon Tum nói riêng cũng đều xảy ra, nhất là vào dịp hè và những trường hợp bị tử vong đa phần đều không biết bơi và không được sơ cứu đúng cách. Cha ông ta có câu: Có phúc con biết lội, có tội con biết trèo. Xét theo nghĩa đen hay nghĩa bóng thì câu nói này muốn nhắc nhở, nếu biết bơi lội sẽ có cơ hội sống sót cao hơn khi gặp những bất trắc về sông nước.

Không riêng chuyện hỏa hoạn, chuyện đuối nước, khi đối mặt với những hiểm họa, bất trắc, hầu như chúng ta đều sợ hãi, hoảng loạn. Tuy nhiên, nếu mỗi người được trang bị những kỹ năng sinh tồn sẽ phần nào bình tĩnh hơn để ứng phó, xử lý tình huống trong những phút giây mang tính quyết định sinh tử, bảo đảm được an toàn không chỉ cho bản thân mà cả mọi người xung quanh.

Mô hình dạy bơi miễn phí cho học sinh của nhóm tổng phụ trách Đội thành phố Kon Tum và Liên đội Trường THCS-THPT Liên Việt Kon Tum. Ảnh: NP

 

Ý thức được tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng sinh tồn để mỗi người có thể sử dụng duy trì sự sống trong bất kỳ môi trường nào, những năm gần đây, các cấp, các ngành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn. Các lớp tập huấn, các trại huấn luyện, các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội… đều có những giới thiệu, bài viết, clip, đồ họa hướng dẫn những kỹ năng sinh tồn khi đối mặt với thiên tai, hỏa hoạn, bất trắc. Đặc biệt, Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đã đưa vào giảng dạy trong nhà trường các kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm cho học sinh ngay từ bậc tiểu học. Một số chương trình như: “Học kỳ quân đội”, “Học làm chiến sĩ công an”, các lớp dạy bơi… được nhà trường, cơ quan, đơn vị tăng cường phối hợp triển khai nhằm trang bị cho mỗi người, đặc biệt là trẻ em những kỹ năng ứng phó với hiểm họa một cách cụ thể.

Thế nhưng vì nhiều lý do, hoặc quá hoảng loạn, hoặc chưa được trang bị cặn kẽ, bài bản, hoặc quá chủ quan nên không quan tâm, hoặc quá bận rộn với công việc không có thời gian để tìm hiểu, không có thời gian để hướng dẫn con cái… nên khi đối mặt với hiểm họa không ít người đã thiếu các kỹ năng ứng phó và càng trở nên hoảng loạn, dễ bị tổn thương, thiệt hại cả về người và của. 

Tập luyện cho trẻ kỹ năng xử lý tình huống. Ảnh: NP

 

Sẽ ít bị tổn thương hơn, sẽ ít bị thiệt hại hơn nếu mỗi người được trang bị các kỹ năng sinh tồn, kỹ năng ứng phó các tình huống nguy hiểm để tự bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng. Ngay từ hôm nay, cùng với nhà trường, với các cấp, các ngành, mỗi người, mỗi gia đình nên tự ý thức, quan tâm giáo dục, trang bị cho chính mình, cho người thân những kỹ năng sinh tồn cần thiết, đừng để khi ngoái nhìn lại sẽ phải hối tiếc thốt lên… “giá như”.            

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by