• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

10/08/2017 14:12

​Ngày 10/8 cách đây 56 năm, quân đội Mỹ cho chuyến bay đầu tiên H34 phun rải chất độc hoá học dọc Quốc lộ 14, phía bắc thị xã Kon Tum, cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ xuống chiến trường miền Nam Việt Nam bắt đầu…

Những con số đau lòng

Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh dài ngày nhất, có quy mô lớn nhất và gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong số đó là chất độc da cam, chứa 366kg dioxin; gần 26.000 thôn bản với diện tích 3,06 triệu ha (bằng 1/4 diện tích toàn miền Nam Việt Nam) bị phun rải chất hoá học. Riêng tại Kon Tum, với 380 vụ phun rải, quân đội Mỹ đã đổ 311 thùng (tương đương 346 nghìn lít) chất độc hoá học lên 351ha, tính bình quân, mỗi người dân Kon Tum phải chịu ảnh hưởng của 4,8 lít (tương đương 6kg chất độc hoá học).

Hệ sinh thái, rừng nguyên sinh, sông suối, ruộng đồng… tất cả đều bị thứ hoá chất độc hại “bức tử”. Nhưng đau xót nhất chính là con số 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin và trên 3 triệu người là nạn nhân (riêng Kon Tum có 7.915 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học) đã và đang bị các bệnh tật suy giảm khả năng lao động, con cháu bị dị dạng, dị tật, các tai biến sinh sản, tổn thương hệ thống hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, hệ nội tiết thần kinh, vô sinh… Di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 2, thế hệ thứ 3 của những người bị nhiễm loại chất độc này.

Chung tay hàn gắn nỗi đau

Trong thư gửi nạn nhân chất độc da cam Việt Nam ngày 3/8/2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng nhấn mạnh: “Nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam là nỗi đau chung của nhân dân Việt Nam và cũng là nỗi đau chung của nhân loại tiến bộ trên thế giới”

Để hàn gắn nỗi đau ấy, bên cạnh việc khắc phục, giải quyết hậu quả chất độc hoá học, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Hội NNCĐDC tỉnh tặng bò cho nạn nhân trên địa bàn huyện Đăk Hà. Ảnh: TVP 

 

Tại Kon Tum, việc thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc khắc phục hậu quả chất độc hoá học/dioxin được chú trọng. Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã có mặt tại 9/10 huyện, thành phố; 29/102 xã, phường, thị trấn đã thành lập hội cơ sở. Các hoạt động của Hội đều hướng đến mục đích: tạo điều kiện tốt nhất để các nạn nhân tiếp cận và thụ hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước.

Nhờ đó, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 1.117 người được hưởng chế độ trợ cấp chất độc da cam hàng tháng, trong đó có 838 người hoạt động kháng chiến và 251 nạn nhân là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Các hoạt động thiết thực dành cho các nạn nhân chất độc da cam thường xuyên được tổ chức. Đặc biệt, nhân ngày “Vì nạn nhân chất dộc da cam” hàng năm (10/8), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã phát động, vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, vết thương chiến tranh vẫn còn đó, nỗi đau da cam vẫn hiện hữu trong cuộc sống nhiều gia đình, hi vọng rằng với tinh thần đoàn kết – nghĩa tình – trách nhiệm, với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách”, trong thời gian tới, toàn xã hội sẽ tiếp tục góp sức, chung tay, góp phần xoa dịu nỗi đau, giảm bớt sự thiếu thốn về vật chất, tinh thần của các nạn nhân da cam, giúp họ từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Mọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm trong và địa bàn tỉnh xin gửi về: Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum, số 413 đường U Re, thành phố Kon Tum hoặc chuyển vào tài khoản: Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum, số 5100.201.007.519, tại Ngân hàng NN&PTNT, chi nhánh Kon Tum, điện thoại: 02603.915.117; Fax: 0603.915.804.

Hoài An

   

Các tin khác

  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Người Xơ Đăng ở Đăk Ang giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Bố trí đất cho hộ khó khăn về đất ở để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by