• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Cuộc chiến với HIV

11/12/2024 06:09

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (từ ngày 10/11 đến 10/12/2024) vừa kết thúc, cũng là lúc tôi nhận được tin sốc: V., một thanh niên đẹp trai, hiền lành trong xóm bị “dính” HIV.

Khó tin nhưng có thật. V. là một trong hai người mà ngành chức năng ghi nhận nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh trong tháng 10/2024. Nhưng mãi nay tôi mới biết.

Khi nghe thông tin này, phản ứng đầu tiên của tôi là “không thể tưởng tượng nổi”. Như đã nói từ đầu, V. là một thanh niên hiền lành. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi tốt nghiệp phổ thông, V. đi học nghề, sau đó mở tiệm sửa xe máy.

Tất nhiên, thông tin trên được bảo mật, nhưng “giấy không gói được lửa”, chỉ ít ngày cả xóm đều biết. Vì lợi thế nghề nghiệp nên tôi được tiếp cận sâu hơn, nhưng cũng vì thế mà càng phải tuân thủ quy định bảo mật về tên tuổi, địa chỉ và nguyên nhân dẫn đến việc lây bệnh của V.. 

Khó khăn lắm tôi mới gặp được V., vì kể từ hôm đó, em nằm bẹp trong nhà, không giao tiếp với ai.

“Anh không sợ à? V. hỏi tôi, khi vẫn đứng trong căn phòng tranh tối tranh sáng.

Anh không sợ- tôi lắc đầu. Nếu sợ, anh đã không đến đây. “Nhưng có nhiều người sợ em. Dù không ra ngoài, nhưng em biết có nhiều đồn thổi ác ý, những lời nói cay độc, kỳ thị em”- V. nói nhỏ.

Tôi chia sẻ với em về điều đó. Đúng là đang có sự sợ hãi, kỳ thị và phân biệt đối xử với người mang bệnh HIV từ những người xung quanh, cộng đồng và xã hội. Vì vậy, người nhiễm HIV/AIDS thường giấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, sống cô độc, tự kỳ thị với chính bản thân mình.

Tăng cường công tác truyền thông, tư vấn về phòng, chống HIV trong trường học. Ảnh: HL

 

Phải rất lâu tôi mới giúp V. tạm ổn định cảm xúc hoảng loạn. Chúng tôi trò chuyện rất nhiều. V. kể cho tôi nghe mọi điều, trong đó có cả nghi vấn của em về một lần theo bạn bè đi chơi và đã quá đà.

“Hẳn là em bị lây bệnh trong chuyến đi chơi ấy”- V. khóc và nói.

Phần mình, tôi đã kể cho V. nghe câu chuyện về một người bạn đã chiến đấu với căn bệnh thế kỷ mười mấy năm trời. Vì mặc cảm, tự ti nên giấu bệnh, không chịu chạy chữa sớm nên bệnh tiến triển thành AIDS.

Vượt qua giai đoạn hoảng loạn ban đầu, người bạn của tôi đã thay đổi, không còn nhốt mình trong mặc cảm, tự ti, mà chiến đấu vượt qua chính mình và sự kỳ thị của những người xung quanh để sống lạc quan, có ích hơn.

Anh ấy không giấu diếm bệnh tật; tích cực vận động những người đồng cảnh ngộ không nên vì lo sợ bị phân biệt đối xử mà giấu giếm, không dám đi đến cơ sở y tế để điều trị. Tư vấn cho những người cùng cảnh về kinh nghiệm “sống chung an toàn với HIV”. Cố gắng lan tỏa ý nghĩa sống tích cực, tinh thần lạc quan và ý chí chiến đấu với bệnh tật- tôi kể.

Dù HIV chưa chữa khỏi được. Nhưng bây giờ, với các loại thuốc phù hợp, thăm khám định kỳ, cùng với lối sống tích cực, lạc quan, an toàn, người bị nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ mà không bị tiến triển thành AIDS- tôi an ủi V..

Nhưng câu chuyện của V., cũng đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ về việc căn bệnh thế kỷ này vẫn đang âm thầm lây lan trong cộng đồng, rất khó kiểm soát. Dù hệ thống văn bản không ngừng được hoàn thiện; hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV ngày càng đa dạng và hiệu quả; hoạt động tư vấn, xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS liên tục được mở rộng.

Nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về sức khỏe sinh sản vị thành niên cũng góp phần phòng, chống HIV hiệu quả. Ảnh: H.L

 

Theo thống kê của ngành Y tế, tổng số lũy tích người nhiễm HIV/AIDS đến ngày 30/11/2024 trên địa bàn tỉnh là 610. Trong đó tử vong 213 (AIDS 200, HIV 13), còn sống 397 (đang quản lý và tiếp cận được 262).

Tổng số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 306, trong đó còn sống 106. Tổng số bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV là 218 (9 trẻ em), điều trị dự phòng Lao bằng Isoniazid (INH) là 19.

Đáng lo ngại là tỷ lệ thanh thiếu niên nhiễm HIV đang có dấu hiệu tăng lên.  Nguyên nhân cơ bản gắn liền với lối sống của thế hệ trẻ; suy nghĩ phóng khoáng, tự do; quan hệ tình dục không an toàn.

Theo các chuyên gia y tế, nhóm đối tượng thanh thiếu niên bị nhiễm HIV tăng, dẫn đến nhiều hệ lụy đối với kinh tế, xã hội vì giới trẻ là lực lượng lao động chính của xã hội.

Không chỉ vậy, tình trạng này còn ảnh hưởng tới chất lượng dân số, sức khỏe nòi giống của quốc gia, vì đây là độ tuổi kết hôn, sinh con chủ yếu. Tiếp theo nữa là gánh nặng cho nền y tế để bảo đảm xét nghiệm, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ.

Thường khi viết bài, tôi hiếm khi đưa ra lời kêu gọi trực tiếp, một dạng thức như “phải hành động ngay”, hay “phải có câu trả lời”, hoặc “phải quyết liệt”, mà đưa ra ý kiến theo dạng kiến nghị, đề xuất.

Nhưng khi nhìn thấy V. ngồi khóc trong căn phòng tranh tối tranh sáng, nghĩ về tương lai của cậu thanh niên đẹp trai, hiền lành bị cướp đi vì một lần nông nổi, tôi muốn đưa ra lời kêu gọi trực tiếp hơn.

Với các cấp chính quyền, ngành chức năng, tổ chức hội, đoàn thể và cộng đồng, cần thường xuyên đổi mới nội dung, truyền thông về HIV một sách sâu rộng và toàn diện, giúp các bạn trẻ hiểu một cách đầy đủ, chính xác về HIV và đại dịch AIDS.

Trong đó, ưu tiên tuyên truyền phòng, chống HIV cho học sinh, sinh viên. Đây là môi trường trang bị cho họ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để bảo vệ và phát triển bản thân, trong đó có các biện pháp phòng chống HIV.

Đầu tư thỏa đáng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Khuyến khích sự tham gia của các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc thực hiện các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV.

Với các bạn trẻ, trước hết là sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội, như ma túy, mại dâm; quan hệ tình dục an toàn. Tự trang bị cho mình những kỹ năng, biện pháp để tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ. Khi đã có những dấu hiệu nghi ngờ, hãy nói thật, phải đi khám để được tư vấn, quản lý thay vì giấu diếm.  

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by