• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khai mạc Giải Dù lượn Kon Tum mở rộng “Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2023”    Họp Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Họp Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại huyện Đăk Hà    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Đăk Tô: Hiệu quả từ Nghị quyết “xương sống”

28/04/2021 06:04

Với nhiều giải pháp đồng bộ, sau 4 năm triển khai, huyện Đăk Tô đã đưa Nghị quyết 05-NQ/TU, ngày 23/8/2016 của Tỉnh ủy khóa XV về “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS giai đoạn 2016-2020” (Nghị quyết 05) đi vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đối với học sinh DTTS trên địa bàn.

Trường THCS Ngọc Tụ, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô có 99,5% số học sinh là người DTTS. Nhà trường xác định Nghị quyết 05 là xương sống, kim chỉ nam cho hoạt động giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục.

Hiểu rõ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, chưa coi trọng việc học của con; học sinh chưa “mặn mà” với việc đến trường... Đặc biệt, thời điểm vào vụ mùa, lễ hội, học sinh hay nghỉ học, khó duy trì sỉ số. “Chúng tôi bắt đầu từ việc duy trì sĩ số. Và đặt ra nhiều giải pháp để thực hiện” – thầy Hồ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh.

Ngoài việc nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh để kịp thời động viên, chia sẻ, vào những thời điểm mùa vụ, các thầy cô đều chủ động đi đến từng nhà huy động các em đến lớp, chở các em đến trường. Không chỉ thế, hàng tuần, nhà trường nắm danh sách các em học sinh thường xuyên nghỉ học, tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp với Đảng ủy xã Ngọc Tụ để cùng vận động học sinh, tuyên truyền giúp phụ huynh hiểu rõ, chung sức động viên các em tới lớp. Không chỉ thế, nhà trường thường xuyên kêu gọi các nhà hảo tâm, các đơn vị quyên góp, hỗ trợ quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn, để các em có điều kiện học tập tốt hơn.

Xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, tạo không gian học tập thoải mái. Ảnh: HT

 

Nhà trường cũng phối hợp với chính quyền địa phương huy động người dân xây dựng góc học tập, duy trì mô hình tiếng kẻng học tập. “Vì điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhà cửa chật hẹp nên đa số các em không có góc học tập. Sau khi được vận động, đến nay, đã có 79,2% số hộ gia đình trên địa bàn xây dựng góc học tập cho các em; tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt hơn 94%. Nhờ đó, việc học của các em cũng đảm bảo hơn” - thầy Tuấn chia sẻ.

Với những nỗ lực để thay đổi, chất lượng giáo dục học sinh DTTS có chuyển biến tích cực. “3 năm học gần đây, tỉ lệ học sinh DTTS tham gia thi học sinh giỏi, học sinh tiên tiến tăng so với những năm học trước, chất lượng học sinh cũng nâng cao” - thầy Tuấn cho hay.

Tương tự Trường THCS Ngọc Tụ, với gần 30% số học sinh là người DTTS, Trường THCS Lương Thế Vinh (thị trấn Đăk Tô) cũng chú trọng thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy. Nhà trường sát sao trong việc đổi mới phương pháp dạy học, ưu tiên hàng đầu đối với học sinh DTTS. “Chúng tôi triển khai nhiệm vụ trọng tâm, không dồn dập để các em học sinh DTTS nắm kiến thức cơ bản, dễ hiểu, có hứng thú trong học tập” – cô Ngô Thị Quy, Phó hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh chia sẻ.

Ngay từ đầu năm, nhà trường tiến hành khảo sát chất lượng học sinh nói chung và học sinh DTTS nói riêng. Từ đó, lồng ghép vừa dạy, vừa theo dõi qua từng giai đoạn. Kết thúc mỗi giai đoạn, nhà trường đánh giá lại chất lượng học sinh, từ đó có hướng thay đổi phương pháp giảng dạy.

Đổi mới phương pháp giảng dạy tạo hứng thú cho học sinh. Ảnh: HT

 

Nhà trường giao cho tổ trưởng các tổ chuyên môn tham gia giảng dạy tại các lớp có học sinh DTTS, đồng thời ưu tiên hàng đầu dạy tiếng Anh cho các em học sinh DTTS.

Bên cạnh công tác vận động, xác định khó đến mấy cũng phải đổi mới phương pháp học tập, giáo viên thường xuyên xây dựng các chuyên đề để đổi mới giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, rèn luyện các kỹ năng để tạo hứng thú cho học sinh.

Đặc biệt, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, nhà trường còn tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, xây dựng không gian thoải mái cho học sinh, giúp các em thêm yêu trường, yêu lớp. Trong đó, sắp xếp lại hệ thống trường lớp phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh và tình hình địa phương. Phòng học được trang bị bàn ghế mới, điện sáng, quạt trần, phòng học thoáng mát; tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, có đủ phòng học cho các lớp học 2 buổi và các phòng học bộ môn. Nhờ đó, học sinh đi học đồng đều, chất lượng tăng dần theo các năm.

Không riêng 2 đơn vị trường trên, qua 4 năm triển khai thực hiện theo Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy, chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS các cấp học trên địa bàn huyện Đăk Tô đã có những chuyển biến rõ nét, tỷ lệ học sinh khá, giỏi từng bước được nâng lên, số học sinh DTTS tốt nghiệp trung học phổ thông đỗ đại học hoặc cao đẳng, trung cấp năm sau đều cao hơn năm trước; tỷ lệ huy động học sinh DTTS trong độ tuổi ở các cấp học, bậc học đến trường, sau tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề kết hợp với học trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra, công tác duy trì sĩ số tương đối đảm bảo.

Phát huy những kết quả đạt được, UBND huyện Đăk Tô đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tham mưu xây dựng Kế hoạch “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS giai đoạn 2021-2025” và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án trong thời gian đến.

  Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Góp sức xây dựng quê hương Kon Tum
  • Người con ưu tú của dân tộc Giẻ Triêng
  • Tự hào truyền thống, vững bước đi lên
  • Khơi dậy sức mạnh nội sinh
  • Kon Tum- Hành trình 110 năm - Bài 3: Ánh sáng niềm tin
  • Gắp vắt dài khoảng 10cm sống trong khí quản
  • Đăk Hà: Đẩy mạnh các hoạt động chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh
  • “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”
  • Đầu năm thăm vùng biên giới
  • Bí thư Thành ủy Nguyễn Đức Tuy trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà tình nghĩa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Góp sức xây dựng quê hương Kon Tum
  • Người con ưu tú của dân tộc Giẻ Triêng
  • Khai mạc Giải Dù lượn Kon Tum mở rộng “Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2023”
  • Nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
  • Tự hào truyền thống, vững bước đi lên
  • Kon Tum vinh dự đoạt 2 Giải Búa liềm vàng lần thứ VII năm 2022
  • Khơi dậy sức mạnh nội sinh
  • Kon Tum- Hành trình 110 năm - Bài 3: Ánh sáng niềm tin

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sắc xuân Kon Tum
  • Chuyện người cán bộ “hai vai”
  • Chùm ảnh: Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm
  • Chùm ảnh: Măng Đen thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán

Đất & Người Kon Tum

  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Năm 2012, hàng chục hộ người Tày đã đến xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Giờ đây, đời sống của họ đã ổn định, cùng nhau đón một cái Tết ấm trên quê hương mới.
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by