• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Dấu chân biên thùy

05/06/2021 13:06

Đường tuần tra thăm thẳm, trời tối như mực. Tiếng mưa rả rích, sấm sét trên đầu, các thành viên ở chốt khu vực cột mốc 746, Đồn Biên phòng Đăk Blô, huyện Đăk Glei vẫn băng rừng, lội suối tuần tra. Ai nấy đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng lá chắn thép, phòng, chống dịch Covid-19 nơi biên thùy.

Biên giới. Vẫn là mưa. Tầm tã hơn 3 tiếng đồng hồ. Liều thuốc say xe không xi nhê với đoạn đường ngoằn ngoèo, uốn lượn với hơn chục điểm sạt lở. Quá giờ trưa, cuối cùng, cũng đến vị trí chốt tuần tra khu vực cột mốc 746. Xe vừa dừng bánh cũng là lúc các thành viên ở chốt vừa tuần tra trở về.

Khách được hướng dẫn đứng giãn cách, tranh thủ thực hiện sát khuẩn tay, đo thân nhiệt. Các anh cũng nhanh chóng cởi từng lớp áo mưa ướt sũng. Bắt từ ống quần ra vài con vắt no bụng máu, mọi người nhìn nhau, cười: Vắt không còn là thứ đáng sợ nữa. Bọn nó “chung thủy” lắm, đeo bám từ lúc đi cho đến lúc về. Mình thì đói chứ chúng nó lúc nào cũng no tròn.

Trở về sau chuyến tuần tra, vừa kịp cất dụng cụ hỗ trợ, anh em lại chia nhau mỗi người một việc. Người hái nắm rau rừng nấu canh; người thái cây chuối rừng cho đàn ngan; người cuốc đám đất trồng rau; người quét dọn xung quanh chốt… Hiểu rõ hoàn cảnh xa xôi, đường sá cách trở, phải 5-10 ngày mới có điều kiện ra trung tâm xã mua lương thực, nên mỗi thành viên luôn chủ động tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn.

Mãi rồi căn bếp tạm bợ cũng chịu đỏ lửa. Củi ướt, khói nghi ngút. Nồi cơm chưa kịp sôi, mắt đã cay xè. Vậy mà ai cũng bảo, thế là sướng lắm rồi.

Lên đường tuần tra. Ảnh: H.T

 

Miên man trong từng câu chuyện kể, nhớ lại quãng thời gian trước đây, ai nấy đều rùng mình. Đó là thời điểm chốt chưa được làm bán kiên cố. 7 thành viên chen chúc nhau trong túp lều phủ bạt. Tối không đèn điện. Đi cả tiếng đồng hồ để gánh nước sinh hoạt. Chốt lúc nào cũng ẩm ướt khiến cuộc sống khó khăn muôn trùng.

Các anh bảo rằng, dù khó nhưng nơi đây may mắn hơn nhiều điểm chốt khác. Bởi vẫn có sóng điện thoại chập chờn, đôi khi vẫn có thể liên lạc được với gia đình. Ngồi đăm chiêu, nhìn về màn mưa, Trung úy A Dưa thổ lộ, vợ và 2 con nhỏ rất trông mong anh về. Nhiều lúc, nghe thông tin dịch bệnh, lo cho vợ con ở nhà nhưng chỉ biết ngậm ngùi.

Ly nước chè đặc quánh mang lại hơi ấm giữa cái lạnh như cứa từng đường gân thớ thịt. Dù vẫn run vì lạnh, nhưng các anh không giấu được niềm vui, vì lâu rồi mới được trò chuyện, chia sẻ. Chỉ về dòng nước tự chảy róc rách phía sau chốt, Trung tá Xiêng Lăng Sự - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đăk Blô hồ hởi cho biết: Xác định nhiệm vụ chống dịch dài lâu, để đảm bảo sức khỏe cho anh em, Đồn đã làm chốt bán kiên cố và dẫn nước tự chảy về. Cùng với đó, chốt cũng được hỗ trợ 1 chiếc đèn năng lượng mặt trời để chiếu sáng.

“Ở đây mưa gần như quanh năm nên đèn chỉ hoạt động được vài ba tháng mùa khô, nhưng anh em vẫn mừng lắm. Sáng được ngày nào hay ngày ấy, có ánh sáng cũng mang lại niềm vui giữa màn đêm u tịch nơi núi rừng” – Trung tá Sự nói.

Chuyện ở đã đỡ hơn nhiều so với trước, nhưng với đặc thù đường núi cách trở, công tác tuần tra vẫn muôn vàn gian nan. Đường tuần tra thăm thẳm, đường tối như mực. Tiếng mưa rả rích, sấm sét trên đầu. Các thành viên vẫn băng rừng, lội suối, tìm hướng cắt núi tuần tra, mật phục mỗi khi có tin báo về.

Sau giờ tuần tra, các anh tự trồng rau để cải thiện đời sống. Ảnh: HT

 

“Trong màn đêm, tiếng đất đá sạt lở giữa rừng thiêng, nước độc… Ai mà không lo ngại? Nhưng phía trước là trách nhiệm, phải vượt qua sợ hãi vì nhiệm vụ chung” –Trung úy A Dưa bộc bạch.

Gần 2 năm nay, những chuyến tuần tra không chỉ với mục tiêu bảo vệ bình yên nơi biên cương, mà còn để phòng, chống dịch Covid-19. Những dấu chân thêm miệt mài hành quân trên biên thùy. Ai nấy đều hiểu trách nhiệm nặng nề, bởi chỉ cần để lọt một đối tượng vượt biên, nguy cơ xuất hiện, lây lan dịch bệnh và hậu quả thật khó lường. “Bởi vậy, anh em chúng tôi, mấy tháng nay chưa về nhà, túc trực 100% tại chốt. Trong tình hình này, chúng tôi luôn động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, đợi khi khống chế được dịch bệnh, sẽ đoàn tụ với gia đình” – Đại úy Xiêng Nghĩa Tình tâm sự.

Bữa cơm chóng vánh. Chưa kịp hỏi han nhiều, hơn nửa quân số trong đội phải tạm chào để đi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát lưu động. Buộc dây giày thật chặt, Đại úy Xiêng Nghĩa Tình cho biết, chốt được dựng tại ngã ba, mọi hoạt động thông thương đều phải qua khu vực này. Tuy nhiên, ngoài đường chính, với đường biên dài, nhiều đường mòn, lối mở, phải thường xuyên tuần tra lưu động để sớm phát hiện, xử lý các đối tượng vượt biên. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh em luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Ngớt mưa, trời biên giới lại xanh ngắt một màu. Đường tuần tra hiểm trở, nhưng dưới ngọn núi Nồi Cơm sừng sững, chưa ngày nào vắng bước chân cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đang lặng lẽ làm nhiệm vụ, vì bình yên cho biên giới, vì mong ước đẩy lùi dịch bệnh. “Dịch dập tắt, chúng ta sẽ được về thăm gia đình” – những cái vẫy tay chào tạm biệt, giọng các anh vọng vào vách núi, vào mây ngàn.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by