• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Đau đầu vì quảng cáo “lương y”, “thần dược” online

01/04/2021 06:12

Gần đây, khá nhiều người chia sẻ bức xúc vì nạn quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là kênh YouTube. Trong đó, các quảng cáo của “lương y” chữa bách bệnh và các “thần dược” được đăng tải với tần suất dày đặc, gây bức xúc, ám ảnh, mệt mỏi cho người xem.

Bà B. tỏ ra rất bực dọc khi mở chương trình thiếu nhi trên YouTube để dỗ cháu ăn cơm mà cứ phải canh để nhấn nút “bỏ qua” các quảng cáo, nếu không muốn ít phút lại phải nghe cháu la hét vì chương trình mình yêu thích bị gián đoạn bởi quảng cáo chen ngang.

Toàn là quảng cáo thuốc chữa bệnh, từ gút, sỏi thận, sỏi mật, xương khớp, cho đến viêm xoang, dạ, dày, yếu sinh lý… theo đông y, gia truyền các kiểu. Nói chung là “bách bệnh”, và tất cả đều là “thần dược”, được quảng cáo là “thuốc đến bệnh tiêu”, cam kết khỏi 100%.

Tôi vốn cũng mắc vài căn bệnh của người già, nhưng không bao giờ tin vào những “thần y” online, những bài thuốc quảng cáo đầy rẫy trên mạng xã hội như thế này. Trái lại, tôi còn bị kiểu quảng cáo bất chấp như thế ám ảnh- bà B. chia sẻ.

Chị Q. thường sử dụng YouTube. Mỗi khi đi làm về, chị có thói quen thư giãn bằng cách bật kênh này lên để nghe nhạc. Nhưng dạo gần đây, chị ức chế lắm vì bài hát vừa bật lên vài phút đã bị chen ngang quảng cáo.

“Đồng ý có quảng cáo sẽ giúp kênh có thêm thu nhập để phát triển, nhưng khi tần suất xuất hiện quảng cáo quá dày, thì lại trở nên phản cảm, gây ức chế cho khách hàng, tức là người nghe”- chị Q. bức xúc cho hay.

Hiện nay, quảng cáo thuốc chữa bệnh trên mạng xã hội khá nhiều. Ảnh: SC

 

Trong các loại quảng cáo, chị Q. bị ám ảnh nhất đoạn quảng cáo thần dược của người phụ nữ đứng tuổi mặc bộ quần áo thổ cẩm màu đen với giọng nói khó nghe: “Nhà tôi chữa bá bệnh. Bà con nào có vấn đề gì về xương khớp, tê bì chân tay, nhức mỏi toàn thân, bệnh gút… thì gọi ngay cho tôi. Tôi cam kết uống là khỏi 100%”.

Dù chị cũng chẳng bao giờ tin vào những quảng cáo như thế này, nhưng theo chị  rất nguy hiểm vì đã gọi là quảng cáo thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến một bộ phận người tiêu dùng cả tin.

Chuyển kênh YouTube cho con xem chương trình yêu thích được vài phút thì anh H. hốt hoảng bởi có đoạn quảng cáo chen ngang nội dung khá nhạy cảm: “Quý ông nào qua tuổi 45 thì chức năng sinh lý bị suy giảm… liên hệ ngay”. Anh H. nhanh tay bấm nút tắt chương trình trong trạng thái hốt hoảng. Anh H. nói: “Tôi là người lớn, lại là đàn ông mà nghe qua còn thấy ngại, huống chi với trẻ em. Điều đáng lo ngại là những nội dung quảng cáo như thế này phát nhan nhản trên mạng xã hội, không lẽ lúc nào cũng kè kè bên con để tắt đi. Thật không biết phải làm sao".

Ngoài xem chương trình thời sự buổi tối trên Đài Truyền hình Việt Nam ra, ông Ch. ít xem các chương trình trên YouTube vì lớn tuổi nên mắt ông cũng kèm nhèm. Cuối tuần qua, đứa cháu sang nhà chơi bấm kênh YouTube nghe nhạc, bất chợt một chương trình quảng cáo chữa bệnh huyết áp cao, mỡ máu hiện lên. Đoạn quảng cáo khá dài, giới thiệu chương trình có cả cô dẫn chương trình, logo nhà đài như một chương trình trên đài truyền hình vậy nên ông Ch. càng tin tưởng là mình đã tìm được "thầy thuốc" chữa bệnh.

Khi anh con trai đi làm về, thấy bố phấn khởi khoe đã xin được số điện thoại chỗ bán thuốc chữa bệnh trên tivi thì anh mới vội vàng giải thích, khuyên can. Anh con trai nói, chuyện thuốc thật hay thuốc giả chưa bàn đến nhưng đây là một trang mạng xã hội, nhiều lúc thông tin trên đấy chưa được kiểm chứng thì rất khó để đặt hết niềm tin.

Mạng xã hội với nhiều tính năng, tiện ích đang đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đồng thời kéo theo những mặt tiêu cực. Ðáng chú ý thời gian qua, các hoạt động kinh doanh trên mạng ngày càng phát triển, nổi lên là xu hướng quảng cáo các sản phẩm chữa bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp, quần áo, nước hoa, với những lời “có cánh” cho sản phẩm.

Hình thức thông dụng là người quảng cáo đăng tải hình ảnh, viết bài đánh giá, livestream (phát sóng và tương tác trực tiếp với người dùng mạng xã hội) về sản phẩm. Dù hình thức nào thì mục tiêu hướng đến của họ cũng là thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng đối với những mặt hàng được quảng cáo, từ đó sẽ kích thích người xem mua sản phẩm.

Tình trạng quảng cáo, buôn bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng vẫn diễn biến phức tạp thời gian qua. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được ngành chức năng kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh.

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) từng lên tiếng cảnh báo trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube… rằng, nhiều quảng cáo “thuốc gia truyền” cố tình mạo danh thuốc đông y, sử dụng hình ảnh, thông tin của cơ sở y tế, các bác sĩ uy tín khi chưa được sự cho phép.

Theo Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế), bất kỳ sản phẩm thuốc nào cũng phải dựa trên bằng chứng, khoa học nên các bài thuốc y học cổ truyền cũng phải xây dựng và phát triển dựa theo yêu cầu này. Tuy nhiên thực tế hiện nay, thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là thuốc gia truyền chưa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, lại xuất hiện tình trạng quảng cáo tràn lan trên tivi và mạng xã hội.

Không thể không lo lắng trước những thông tin, hình ảnh về hậu quả mà người tiêu dùng phải gánh chịu từ các sản phẩm được rao bán trên mạng xã hội. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp bách đối với cơ quan chức năng trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngành Y tế cần tăng cường công tác kiểm tra ngành y dược cổ truyền tư nhân, đảm bảo thuốc đông y phải phát triển dựa trên khoa học bằng chứng.

Về phía người xem, hãy cẩn trọng không nên đặt cược số mệnh, sức khỏe của mình với những bài thuốc, lọ thuốc mang danh gia truyền mà không biết có được ngành chức năng nào kiểm chứng. Đau bệnh thì nên đến các cơ sở y tế để khám, điều trị, chứ không thần y nào có thể tài năng chữa khỏi bệnh chỉ qua các trang xã hội với những lời cam kết không căn cứ.

Và một điều quan trọng nữa là các bậc phụ huynh cũng cần sàng lọc và lựa chọn kỹ càng hơn các chương trình cho con mình trước khi bật kênh để tránh những quảng cáo có yếu tố nhạy cảm gây ảnh hưởng đến trẻ thơ.

"Rõ ràng là, việc quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn cần có sự theo dõi, kiểm soát chặt chẽ hơn. Tôi ủng hộ khóa các kênh có nội dung tục tĩu, phản cảm cũng như quảng cáo sai sự thật, kiểu lương y chữa bách bệnh hay thần dược online như hiện nay"- chị Q. nói.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by