• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Đầu năm thăm vùng biên giới

03/02/2023 06:33

Những ngày đầu năm mới Quý Mão dường như thời tiết lạnh hơn mọi năm. Mặc dù thế, không khí ra quân lao động, sản xuất vẫn không kém phần nhộn nhịp trên khắp mọi nẻo đường dọc các xã biên giới trên địa bàn tỉnh.

Đất trời chuyển mình khi bước sang năm Quý Mão, thời điểm này tiết trời vùng biên còn rét ngọt, những cành mai rừng vẫn còn khoe sắc vàng rực rỡ. Không khí ra quân lao động, sản xuất đầu Xuân năm nay náo nức, rộn rã khắp các thôn làng dọc tuyến biên giới. Xuân mới Quý Mão năm nay niềm vui của đồng bào các dân tộc đang sinh sống nơi biên giới như được nhân lên bội phần, bởi được hòa trong niềm vui đổi mới vượt bậc của quê hương Kon Tum sau nhiều năm thành lập lại tỉnh.

Chúng tôi trở lại các xã biên giới của huyện Ngọc Hồi vào một buổi sáng sau Tết Nguyên đán. Cách thành phố Kon Tum chừng 80 km, đoạn từ thị trấn Plei Kần vào trung tâm xã biên giới Sa Loong dọc hai bên vệ đường những vườn cao su đang thời kỳ thay lá, những vườn cà phê đang thời kỳ trổ bông trắng xóa. Thấp thoáng phía sau nhà của những hộ dân là những làn khói bếp màu trắng bay lên, dường như báo hiệu một cuộc sống ngày càng sung túc, ấm no. 

Cao su là cây trồng chủ lực của nhiều xã biên giới. Ảnh: Đ.V

 

Mặt trời buổi sáng dần ló dạng. Người lớn, trẻ con tranh thủ ra ngồi trước thềm nhà đón những tia nắng đầu tiên sưởi ấm. Những làn khói trắng len lỏi trong các căn nhà của người dân tỏa ra hòa quyện vào nhau làm cho không khí ngày sau Tết Nguyên đán càng thêm ấm áp, rộn ràng.

Mùa Xuân này, ở 5 xã biên giới của huyện Ngọc Hồi là Sa Loong, Pờ Y, Đăk Xú, Đăk Dục và Đăk Nông, cuộc sống của người dân no đủ hơn. Trong đó đã có 4/5 xã biên giới được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, riêng xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi đang hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Bà con ở đây đang hào hứng trong không khí ra quân lao động, sản xuất đầu năm mới, với những ước mơ và niềm tin về một tương lai tươi sáng.

Điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được đó là sự “thay da đổi thịt” ở vùng đất dọc tuyến biên giới nơi đây: Điện lưới quốc gia, nước sạch tới từng gia đình, hệ thống trường lớp, đường giao thông nông thôn dẫn về các thôn, làng được đầu tư, cải tạo, nâng cấp; mạng lưới y tế được quan tâm đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe của người dân; vai trò lãnh đạo của Đảng bộ địa phương được nâng cao, hệ thống chính trị được củng cố, phát huy nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; công tác tuyên truyền, vận động của các tổ chức đoàn thể được quan tâm đẩy mạnh; an ninh chính trị và trật tự trên địa bàn được củng cố, giữ vững; các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân.

Bước sang năm 2023, dường như trong mỗi gia đình sung túc, hồ hởi hơn. Vài năm gần đây, bà con được mùa cà phê, mùa lúa nước và giá mì, giá mủ cao su cũng tương đối ổn định, bên cạnh đó bà con mạnh dạn đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất nên đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rất nhiều.

Tiếp chúng tôi tại phòng làm việc vào một ngày đầu năm 2023, Chủ tịch UBND xã Sa Loong- Nguyễn Hữu Bảng phấn khởi chia sẻ: Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Sa Loong đã đoàn kết vượt qua khó khăn, nỗ lực sáng tạo trong lao động sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình tạo những bước phát triển trên nhiều lĩnh vực. Dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức, song tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt ở mức cao và ổn định. Qua rà soát đến cuối năm 2022, xã Sa Loong đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới.

Không chỉ ở các xã biên giới huyện Ngọc Hồi mà người dân ở 8 xã biên giới khác của các huyện Sa Thầy, Ia H’Drai, Đăk Glei cũng ngày càng vui mừng phấn khởi hơn, bởi sự đổi thay tích cực về kinh tế- xã hội ở từng thôn làng.

Ông Trần Lệnh Tuyến- Chủ tịch UBND xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) phấn khởi chia sẻ: Trong những năm qua, mặc dù tình hình dịch bệnh trên người và gia súc diễn biến phức tạp, nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của người dân, chính quyền địa phương cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, đời sống mọi mặt của người dân trên địa bàn xã có nhiều đổi thay đáng kể.

Có dịp thăm các xã biên giới những ngày đầu năm mới thấy cái khó khăn, nghèo đói đã dần được thay bằng cuộc sống mới no đủ và văn minh hơn. Bà con nhân dân nơi đây đã thể hiện sự phấn đấu vươn lên trong xây dựng cuộc sống mới, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư thông qua việc thực hiện các phong trào xoá đói giảm nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.

Tạm biệt các xã biên giới, trên đường những cơn gió lạnh hun hút thổi, nhưng lòng tôi thấy ấm áp lạ thường. Ai nấy đều cầu mong năm mới 2023 này và những năm tiếp theo vùng biên giới ngày càng khởi sắc, đời sống mỗi gia đình ngày càng khấm khá hơn.  

Đắc Vinh

   

Các tin khác

  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by