• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Để vơi bớt nỗi đau da cam

14/08/2024 06:02

63 năm đã trôi qua kể từ ngày quân đội Mỹ bắt đầu thực hiện chiến tranh hóa học ở Việt Nam (ngày 10/8/1961), nhưng đến nay, vẫn có hàng triệu người dân dù sinh ra trong hòa bình vẫn phải mang trong mình di chứng của nỗi đau da cam. Vì vậy, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, hành trình “xoa dịu nỗi đau da cam” cho các nạn nhân có sự chung tay của toàn xã hội.

Cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam diễn ra từ 1961 -1971. Trong thời gian khoảng 10 năm, Mỹ đã thực hiện 19.905 vụ phun, rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học với 61% trong số đó là chất độc da cam, xuống 26.000 thôn, bản của Việt Nam, với tổng diện tích 3,06 triệu ha, gây ra những hậu quả nặng nề đối với môi trường và con người Việt Nam.

Nhiều hệ sinh thái bị phá hủy bởi chất độc da cam chưa thể phục hồi. Chất độc da cam đã làm cho khoảng 4,8 triệu người trong cả nước bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân.

Tỉnh ta chính là địa bàn mà quân đội Mỹ tiến hành phi vụ đầu tiên thử nghiệm chất Dinoxol. Trên địa bàn Kon Tum, đã có 311 thùng chất độc hóa học, tương đương 346 nghìn lít rải xuống chiến trường Kon Tum. Bình quân mỗi người dân Kon Tum phải chịu ảnh hưởng khoảng 4,8 lít, tương đương 6kg chất độc hóa học.

Đến nay, mặc dù chiến tranh đã lùi xa, song thảm họa chất độc da cam vẫn để lại hậu quả hết sức nặng nề. Toàn tỉnh có gần 8.000 người nghi bị phơi nhiễm chất độc hóa học; trong đó, có gần 1.000 người trực tiếp chiến đấu ở chiến trường và con đẻ của họ bị ảnh hưởng, phải chịu đựng sự đau đớn về thể xác và tinh thần do chất độc da cam gây ra.

 
Việc chăm lo cho các nạn nhân chất độc da cam luôn được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm. Ảnh: TH

 

Những con số này khiến tất cả chúng ta không khỏi xót xa. Và càng xót xa hơn, khi chúng ta phải chứng kiến nhiều người vẫn hàng ngày, hàng giờ sống trong bệnh tật dày vò, con, cháu của các nạn nhân và những người bị phơi nhiễm ngay khi sinh ra đã bị khiếm khuyết, dị tật vì di chứng tàn khốc của chất độc da cam.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm chỉ đạo khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, có nhiều chính sách chăm lo, hỗ trợ như dành ngân sách để trợ cấp hằng tháng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho nạn nhân. Đặc biệt, năm 2015, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị 43-CT/TW (ngày 14/5/2015) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”. Chỉ thị nêu rõ: “Công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của mỗi cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị”.

Mới đây, vào năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2215/QĐ-TTg (ngày 28/12/2021) ban hành Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Theo đó, cùng với việc hoàn thành xử lý các điểm nóng và các khu vực bị ô nhiễm chất độc hoá học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam; kiểm soát nguy cơ phơi nhiễm chất độc hoá học/dioxin từ các điểm nóng để không gia tăng nạn nhân, Chính phủ cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành việc xác định nạn nhân qua các thế hệ, hỗ trợ nạn nhân vượt qua khó khăn.

 Nhằm nhắc nhở mọi người về một thảm họa đối với môi trường và sức khỏe của những người bị ảnh hưởng, đồng thời, kêu gọi cộng đồng xã hội chia sẻ, giúp đỡ làm dịu nỗi đau da cam, ngày 25/06/2004, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định lấy ngày 10/8, hằng năm là Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Thấu hiểu nỗi đau về thể xác và tinh thần của nạn nhân da cam và gia đình họ, với tình cảm, trách nhiệm, thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh ta đã có nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ, chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân chất độc da cam như triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”, “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam”, thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân trong các dịp lễ, tết. Qua đó, giúp các gia đình nạn nhân cải thiện cuộc sống; đồng thời, động viên tinh thần, tiếp thêm nghị lực để họ vượt qua nỗi đau bệnh tật, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, thực tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhiều ga đình nạn nhân còn rất khó khăn, thiếu thốn. Ngày 10/8 - Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam là dịp cao điểm để các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động chăm lo, giúp đỡ các nạn nhân, để góp phần làm vơi bớt nỗi đau, giúp họ không bị cô đơn trong xã hội.

Thùy Hương

   

Các tin khác

  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by