• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Điểm đến hấp dẫn của du lịch đại ngàn

15/06/2020 13:04

Nói đến Kon Plông, chúng ta nghĩ ngay đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen nằm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Bởi ở đó, Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 19/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển vùng du lịch sinh thái Măng Đen đến năm 2025 (viết tắt là Nghị quyết 02) bước đầu đã trở thành hiện thực.

Chúng tôi đến thăm Khu liên hợp nhà hàng, khách sạn T&T nằm trong Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen sau những ngày dịch bệnh Covid-19 lắng xuống. Vừa đón du khách vào ra khách sạn, ông Trần Thế Tất - Giám đốc Khu liên hợp nhà hàng, khách sạn T&T vừa vui vẻ chia sẻ với chúng tôi: Măng Đen với cảnh vật còn nguyên sơ, có hệ sinh thái phong phú, đa dạng với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, cộng thêm khí hậu quanh năm mát mẻ, nên đã thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày một nhiều. Hơn hai năm đi vào hoạt động, nhờ chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi, nên Khu liên hợp đã đón tiếp rất nhiều lượt khách đến lưu trú, tham quan, ăn uống, cũng như tổ chức các sự kiện.

Vòng quanh núi đồi thị trấn Măng Đen, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy một quần thể du lịch sinh thái lý tưởng nằm giữa đại ngàn. Tâm sự với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thùy Trang - Giám đốc Công ty TNHH MTV Măng Đen Đại Ngàn cho biết: Thế mạnh của Măng Đen là phát triển du lịch văn hóa cộng đồng – một loại hình du lịch trải nghiệm đang rất “hot”, thu hút rất đông du khách. Hiện, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring đã trở thành nơi lý tưởng đối với du khách thích trải nghiệm du lịch homestay. Người dân Kon Pring đã có ý thức tham gia làm du lịch, nên lượng du khách đến với làng tương đối nhiều. Loại hình này đã và đang được phát triển rộng ra các làng đồng bào DTTS khác trong huyện.

Đó là những thông tin ban đầu tiếp nhận khi chúng tôi đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen. Làm việc với lãnh đạo huyện, chúng tôi được biết, thực hiện Nghị quyết 02-NQ/HU, huyện đã tích cực huy động các nguồn vốn để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với tổng vốn đầu tư trên 302 tỷ đồng. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng tại Khu du lịch sinh thái Măng Đen được đầu tư hoàn thiện, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư, gắn bó với huyện lâu dài; đồng thời, tạo việc làm cho người dân địa phương, tăng nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng nhiều.

Hồ Đăk Ke là một trong những điểm đang được đề nghị UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch. Ảnh: Nguyễn Ban

 

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/HU, đến nay, UBND huyện đã phê duyệt 7 đồ án về quy hoạch vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông đến năm 2030. Đồng thời, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình du lịch theo mô hình “xanh - sạch - đẹp - văn minh”.

Huyện đã kêu gọi, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia liên kết, hợp tác, đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du khách ở các điểm du lịch, các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện. Đến nay, toàn huyện có 19 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch với 220 phòng, đạt 44 % so với chỉ tiêu Nghị quyết 02 đề ra cho cả giai đoạn 2016-2025, đảm bảo phục vụ cho gần 1.000 khách lưu trú, nghỉ dưỡng mỗi ngày.

Hiện nay, huyện đã đưa 19 điểm du lịch vào khai thác và có 4 dự án đang đầu tư là: Khu Resort, nhà hàng, khách sạn, homestay, du lịch dã ngoại thác Đăk Ke; Khu Nông nghiệp công nghệ cao Zakka Food; Du lịch sinh thái Măng Đen Green Garden; Khu Nông nghiệp công nghệ cao Fam Kon Tum. Ngoài ra, các cơ sở du lịch còn khai thác du lịch Mice (du lịch hội nghị - hội thảo), du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học, du lịch kết hợp với đào tạo, du lịch kết hợp với huấn luyện thể thao và du lịch tham quan, sinh thái kết hợp với thể thao mạo hiểm, với làng nghề, với tâm linh…

Trong phát triển du lịch, huyện chú trọng triển khai đầu tư tôn tạo, phục dựng và khai thác giá trị lịch sử cách mạng tại Khu di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen; đồng thời tổ chức một số lễ hội đặc trưng nhằm quảng bá, tạo thương hiệu cho huyện như: tổ chức tuần văn hóa - du lịch, lễ hội đường phố biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tại các điểm, khu du lịch của huyện vào dịp đầu xuân hàng năm nhằm thu hút du khách đến với vùng đất Măng Đen huyền thoại.

Hiện nay, huyện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận một số điểm du lịch: Hoàng Vũ Măng Đen và Làng văn hóa - du lịch Kon Tu Rằng gắn với thác Pa Sỹ, hồ Đam Bri, Làng văn hóa - du lịch Kon Pring; hồ Toong Rpoong (Đăk Ke); Đức Mẹ Măng Đen và một số nhà nghỉ du lịch homestay… Việc công nhận các điểm du lịch ở địa phương sẽ góp phần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tăng cường sự quảng bá, thu hút đầu tư, cũng như nâng cao ý thức của người dân về phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/HU, 4 năm qua, huyện cũng đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động gắn với các hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đến nay, toàn huyện đã có 427 người làm du lịch, trong đó 112 người thường xuyên tại các điểm nghỉ dưỡng và 315 người theo thời vụ. Đặc biệt, trong số đó có 115 người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, cồng chiêng. Huyện đã đưa 10 hộ gia đình đi học tập kinh nghiệm về tổ chức làm du lịch cộng đồng tại các tỉnh phía Bắc, trong đó 5 hộ dân làng Kon Pring (thị trấn Măng Đen) và 5 hộ dân làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê). Sau khi đi học tập về, các hộ đã truyền đạt cho các thành viên trong gia đình và cho các hộ gia đình trong làng cách làm du lịch có hiệu quả.

Ông Phạm Văn Thắng – Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông khẳng định: Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02 – NQ-HU, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch của huyện Kon Plông ngày càng phát triển. Trong đó, hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch được đầu tư xây dựng, cơ sở lưu trú ngày càng được mở rộng và đảm bảo chất lượng, nên số lượng khách du lịch đến Măng Đen ngày càng tăng. Khách du lịch đến huyện từ năm 2016 đến nay có khoảng 327.800 lượt khách, đạt 39,2 % so với Nghị quyết 02 đề ra và lượng khách du lịch đến Măng Đen tăng trung bình khoảng 100,5%/năm. Công tác thu hút đầu tư vào địa bàn huyện chuyển biến tích cực, nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và đầu tư một số dự án quy mô lớn vào địa bàn ngày càng nhiều. Các công ty du lịch có trụ sở tại huyện đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối các tour tuyến đón khách tham quan, du lịch dễ dàng, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Kon Plông ngày một vươn xa. 

Nguyên Hà

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by