• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo

12/05/2025 06:00

Từ nhiều năm nay, thôn 4, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi là một trong những khu dân cư tiêu biểu về đoàn kết lương- giáo. Ở đây bà con giáo dân sống đoàn kết; tích cực góp sức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế.

Con đường bê tông được mở rộng nhờ các hộ giáo dân hiến đất. Ảnh: Y.Đ

 

Thôn 4 hiện có 521 hộ dân, trong đó có khoảng 300 hộ theo Công giáo. Theo ông A Nghĩa- Trưởng thôn 4, bà con giáo dân ở đây sống chan hòa, gần gũi và rất có trách nhiệm với cộng đồng. Họ không chỉ chăm lo việc đạo mà còn luôn gương mẫu trong đời thường. Từ việc hiến đất, góp công làm đường nội thôn, nhà văn hóa, đến giữ gìn môi trường, an ninh trật tự, bà con đều tham gia rất tích cực.

Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông thẳng tắp, ông A Nghĩa kể: Nhờ những hộ giáo dân như A Keng, Rơ Chăm Kun, A Dân hiến đất mà con đường này mới được mở rộng, nắn thẳng, thuận tiện cho việc đi lại. Trong thôn còn nhiều gia đình sẵn sàng góp công, góp sức xây dựng các công trình chung. Chỉ cần tích cực vận động là bà con hưởng ứng ngay, chẳng ai tính toán thiệt hơn.

Không chỉ tham gia xây dựng hạ tầng, bà con giáo dân thôn 4 còn gương mẫu trong công tác bảo vệ môi trường. Mô hình “Phân loại rác tại nguồn và ủ phân hữu cơ” do thị trấn phát động được bà con nhiệt tình hưởng ứng và lan tỏa rộng khắp. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ngày càng xanh- sạch- đẹp.

Chị Y Ngọc Huệ chăm sóc vườn rau tại nhà, vừa cải thiện bữa ăn gia đình, vừa tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Ảnh: Y.Đ

 

Gia đình chị Y Ngọc Huệ, một hộ giáo dân tiêu biểu, chia sẻ: Gia đình tôi được cán bộ thị trấn tập huấn cách phân loại rác và ủ phân hữu cơ từ năm ngoái. Lúc đầu cũng thấy lạ, nhưng khi hiểu lợi ích thì thực hiện rất nghiêm túc. Bây giờ, nhà tôi tận dụng rác để ủ phân hữu cơ trồng rau xanh, vừa tiết kiệm vừa có rau sạch cho bữa ăn hàng ngày. Tôi cũng thường nói với hàng xóm cùng tham gia thực hiện để giữ gìn vệ sinh chung cho cả thôn.

Thực tế cho thấy, nhiều hộ giáo dân đã hình thành thói quen bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày. Những đống rác từng xuất hiện ở các bãi đất trống nay đã biến mất. Thay vào đó là những vườn rau xanh tốt, sạch sẽ, không chỉ cải thiện bữa ăn hàng ngày mà còn mang lại nguồn thu nhập nhỏ cho gia đình.

Ngoài các hoạt động cộng đồng, bà con giáo dân còn đặc biệt quan tâm đến việc học hành của con em. Trưởng thôn A Nghĩa cho biết: Bà con giáo dân ý thức rất rõ về tầm quan trọng của giáo dục. Nhiều hộ dù còn khó khăn nhưng vẫn quyết tâm cho con đi học đến nơi đến chốn, không để các cháu bỏ học giữa chừng.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể với giáo xứ, tình trạng học sinh bỏ học trong thôn được kiểm soát tốt. Những học sinh có nguy cơ nghỉ học đều được giáo phu, ban quản lý thôn và thầy cô giáo đến tận nhà vận động, động viên. Trong các buổi sinh hoạt đạo, việc nhắc nhở con em chăm ngoan, lễ phép, vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo cũng được lồng ghép một cách hiệu quả.

Thôn 4 nhiều năm liền là khu dân cư không có tệ nạn xã hội, không xảy ra mâu thuẫn lớn hay vi phạm pháp luật. Để có được điều đó là nhờ vào sự đồng lòng của cả cộng đồng, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật rất tốt của bà con giáo dân.

Giáo phu A Thúc chia sẻ: Chúng tôi luôn nhắc nhở nhau sống theo lời dạy của Chúa, tuyệt đối không để bị lôi kéo, xúi giục làm điều trái pháp luật. Mỗi người dân, nhất là người theo đạo, càng phải nêu gương tốt trong thôn.

Ông A Thúc cho biết thêm, giáo lý Công giáo luôn dạy người dân sống công bằng, bác ái, yêu thương, tôn trọng cộng đồng. Với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, giáo dân nơi đây vừa giữ gìn đời sống tâm linh, vừa tích cực tham gia công việc xã hội, cùng xây dựng quê hương.

Trong mỗi dịp lễ trọng của đạo hay ngày lễ lớn của đất nước, chính quyền và giáo dân luôn phối hợp tổ chức trang trọng, văn minh, thắm đượm tinh thần đoàn kết. Những buổi sinh hoạt cộng đồng không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là dịp để bà con gắn kết, chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức và cùng nhau xây dựng nếp sống tiến bộ.

Y Đô

   

Các tin khác

  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Ngày về
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • [INFOGRAPHIC] Quảng Ngãi (mới) phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • [INFOGRAPHIC] 121 nghìn tỷ đồng dành chi trả chế độ cho các đối tượng nghỉ việc sau sắp xếp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by