• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

“Độc đáo” bánh quê

15/12/2024 13:20

Với niềm đam mê, yêu thích làm bánh dân gian truyền thống, chị Phạm Thị Tuyết Vân (35 tuổi) ở phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum đã khởi nghiệp thành công với nghề làm bánh quê mang thương hiệu “Bánh quê dì Vân”.

Hiện tại, các sản phẩm “Bánh quê dì Vân” đã được phân phối rộng rãi tại tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Với 4 công lao động (chị Vân và 3 lao động thuê), trung bình mỗi ngày, cơ sở bánh quê của chị Vân cung ứng ra thị trường gần 300 bánh da lợn, hơn 1.000 bánh bò các loại, mang lại thu nhập khoảng 5 triệu đồng mỗi ngày (chưa trừ các chi phí).

Chị Vân tâm sự: Trong những lần đi dạo hội chợ thương mại và xem các lễ hội bánh dân gian trên mạng xã hội, tôi nhận thấy ẩm thực có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, những chiếc bánh cổ truyền của dân tộc dường như đang bị lãng quên. Với mong muốn mang hương vị độc đáo của bánh quê đến cho tất cả mọi người, tôi nảy sinh ý tưởng khởi nghiệp từ việc tạo ra sản phẩm bánh quê cung ứng cho thị trường.

Các loại bánh quê giúp chị Vân có thu nhập 5 - 6 triệu đồng mỗi ngày. Ảnh: T.L

 

Nghĩ là làm, chị Phạm Thị Tuyết Vân bắt tay vào triển khai ý tưởng của mình chính bằng sự chuẩn bị bài bản từ khâu học hỏi kỹ thuật làm bánh, sắm trang thiết bị cần thiết. Từ tháng 7/2024, chị tham gia lớp học nghề làm bánh quê và sắm trang thiết bị, đồ dùng để bắt đầu công việc kinh doanh, thực hiện ước mơ gìn giữ và phát triển nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam.

“Sản phẩm bánh quê khá đa dạng, bao gồm bánh da lợn, bánh bò hấp rễ tre, bánh bò nướng rễ tre, bánh bò thốt nốt, bánh bò kẹp dừa, bánh chuối hấp. Các sản phẩm bánh quê không sử dụng các chất bảo quản; màu bánh được tạo từ các loại rau, củ, quả như thanh long, lá cẩm, hoa đậu biếc nên an toàn và tốt cho sức khoẻ của người sử dụng. Tôi rất vui mừng vì sản phẩm “Bánh quê dì Vân” được đông đảo người tiêu dùng đón nhận, ưa thích sử dụng ngay từ những ngày đầu kinh doanh”- chị Vân bộc bạch.

Tới thăm cửa hàng của chị Vân nằm trên đường Lê Hồng Phong (thành phố Kon Tum), chúng tôi cảm nhận được sự tâm huyết và vất vả của những người làm bánh quê.

Theo chị Vân, ngoài đam mê, người làm bánh quê phải rất chịu khó bởi công việc đòi hỏi nhiều thời gian, phải thức khuya, dậy sớm để đảm bảo đúng quy trình làm bánh, kịp thời cung ứng sản phẩm ra thị trường mỗi ngày.

Như với “bánh bò rễ tre hấp”, việc làm bánh trải qua nhiều công đoạn. Thông thường vào 20h tối, chị Vân dùng bột gạo lọc trộn đều với bột năng, nước dừa, cơm rượu (đã lên men trước đó 2 ngày) theo tỷ lệ thích hợp rồi đưa đi ủ trong vòng 4 tiếng. Sau đó, chị Vân mang hỗn hợp đã ủ đảo trộn với nước đường phèn và ủ thêm 3 tiếng nữa. Thời điểm 3h-5h sáng mỗi ngày, chị Vân cùng các nhân viên lọc hỗn hợp bột qua rây, đưa bột vào khuôn và tiến hành hấp bánh trong lò. Đến sáng sớm, chị Vân đóng bánh vào hộp để nhân viên đưa đi phân phối sản phẩm đến các tiểu thương trên địa bàn toàn tỉnh.

Khách hàng thích thú với hương vị của các loại bánh quê. Ảnh: TL

 

Công đoạn để làm ra các loại bánh quê khác cũng mất nhiều thời gian và công sức. Theo quy trình làm bánh da lợn, người làm bánh phải chăm chút, quan sát và điều chỉnh tỷ lệ cẩn thận từng khâu. Đối với lớp da lợn, người làm bánh tiến hành rửa sạch lá dứa, xay mịn và vắt lấy nước. Nước lá dứa tiếp tục được hoà trộn với nước cốt dừa, bột năng, đường theo tỷ lệ phù hợp. Quy trình làm lớp đậu xanh gồm các công đoạn như nấu chín hạt đậu xanh đã cà vỏ; tiếp đó, xay nhuyễn đậu xanh và đảo trộn với nước cốt dừa, đường, muối. Các lớp bánh được hấp chín trong khuôn, xếp đan xen với nhau để tạo thành bánh da lợn 5 lớp.

Theo các khách hàng cho biết, “Bánh quê dì Vân” có hình dáng đẹp, đa dạng màu sắc như trắng, xanh, tím, hồng, vàng. Các loại bánh được chứa đựng trong các hộp được thiết kế bắt mắt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điểm riêng biệt, khác lạ của “Bánh quê dì Vân” chính là nước cốt dừa để dùng chung với bánh. Hương vị nước cốt dừa có độ mặn, độ ngọt, độ béo, hương thơm hoàn hảo, giúp nâng tầm tất cả các loại bánh quê.

Trong thời gian đến, chị Phạm Thị Tuyết Vân ấp ủ dự định mở rộng quy mô phát triển thêm các cửa hàng bán lẻ để có thể cung ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng doanh thu từ sản phẩm “Bánh quê dì Vân”.      

Tấn Lộc

   

Các tin khác

  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by