• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Xã hội

Đọc sách trong thời đại công nghệ số

24/04/2024 13:08

Đọc sách rất bổ ích, nhưng thực tế hiện nay, nếu lựa chọn giữa sách và điện thoại, tivi thông minh, nhiều người không chọn đọc sách. Đây là vấn đề đáng quan ngại, cần có sự quan tâm và định hướng để mọi người, nhất là các em học sinh hình thành thói quen đọc sách.

Sau khi đứa cháu có điểm thi giữa học kỳ II, chị dâu liền gọi điện phàn nàn về chuyện cháu “không vực” được môn văn. Tôi đã quá quen, bởi đây không phải lần đầu chị than thở về vấn đề này. Năm nào cũng vậy, các môn khác cháu đều đạt điểm cao, riêng môn văn, chỉ đạt đến điểm trung bình.

Chị bảo, cháu khô khan, không biết cách hành văn. Nhưng thực tế, đó chỉ là một phần. Qua nhiều lần đọc bài tập làm văn của cháu, tôi hiểu, ngoài những lỗ hổng trong cách viết câu, điểm căn bản, cháu thiếu vốn từ nên không thể diễn đạt trôi chảy.

Nhiều lần tôi gợi ý chị dâu nên cho cháu đọc thêm sách để mở mang tri thức và học cách sử dụng câu, sử dụng từ. Nhưng tôi để ý, ngoài sách giáo khoa cũng như một vài quyển sách tham khảo, chưa bao giờ tôi thấy cháu tự giác ngồi đọc truyện hay bất kể loại sách nào khác. Nhiều lần mua sách về và động viên cháu đọc, nhưng mọi việc, đâu vẫn vào đấy. Sách bị vứt lăn vứt lóc, cháu chỉ say mê với các chương trình, trò chơi điện tử trên chiếc điện thoại được kết nối internet.

Nhiều hoạt động tạo hứng thú đọc sách cho học sinh. Ảnh: BA

 

Không phải cứ đọc sách là có thể viết văn hay, nhưng đọc sách là cách để tăng vốn từ, học văn phong, cách diễn đạt ngôn ngữ. Đọc nhiều, dần dà, khả năng viết lách của người đọc cũng sẽ được nâng cao hơn.

Không chỉ giúp ích trong việc viết lách, với những nội dung hay, ý nghĩa, sách còn giúp người đọc mở mang tri thức và rèn luyện nhân cách. Bổ ích là thế nhưng ngày nay, dường như, nhiều người vẫn không hứng thú với việc đọc sách.

Trong thời đại công nghệ số, nhiều sản phẩm nghe nhìn đa dạng, hấp dẫn đang tạo ra thách thức lớn cho việc phát triển văn hóa đọc. Thực tế, chẳng riêng cháu của tôi, với nhiều em nhỏ, giữa các thiết bị thông minh và sách, đa số đều chọn giải trí bằng các chương trình trên điện thoại hoặc tivi.

Dễ nhận thấy, tại các hàng quán hoặc tại gia đình, không khó để gặp hình ảnh từ người lớn đến trẻ nhỏ dán mắt vào màn hình tivi hoặc các chương trình trên điện thoại; hiếm lắm mới thấy một vài trường hợp đọc sách, đọc truyện.

Các chương trình, trò chơi trên các thiết bị điện tử rất hấp dẫn và tiện lợi. Chỉ cần nhấp chuột hoặc đơn giản hơn là vuốt màn hình, tìm kiếm bằng giọng nói, rất nhiều các nội dung từ hình ảnh, video hiện ra theo yêu cầu. Bởi thế, xem một lần rồi nhiều lần, dần dần người xem bị cuốn vào các chương trình, thậm chí, nhiều cháu nhỏ còn rơi vào tình trạng nghiện tivi, điện thoại.

Còn sách lại khác. Mặc dù chứa đựng nhiều thông tin bổ ích, giúp mở mang tri thức, nhưng đọc sách yêu cầu phải có hứng thú, kiên nhẫn và hình thành thói quen. Có nhiều người, ban đầu thấy đọc sách rất nhàm chán, nhưng đọc dần thành quen, họ tích lũy và nhớ rất lâu những kiến thức trong sách để vận dụng vào công việc, học tập.

Sách mang lại nhiều kiến thức bổ ích. Ảnh: BA

 

Hiện nay, để phát triển văn hóa đọc cũng như khuyến khích các em đọc sách, các trường học trên địa bàn tỉnh có nhiều hoạt động thú vị: tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách; review sách và sáng tác truyện tranh bằng công nghệ AI; thư viện xanh. Các hoạt động vừa tạo sân chơi, vừa tạo hứng thú đọc sách cho các em. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực từ phía nhà trường, mấu chốt vẫn là nhận thức và sự nỗ lực hình thành thói quen đọc sách từ mỗi học sinh.

Hình thành thói quen đọc sách có thể bằng cách mỗi ngày đọc một ít theo thời gian phù hợp và chọn những quyển sách liên quan đến lĩnh vực đang tìm hiểu để đọc. Tin rằng, khi quyển sách “giải mã” được những thông tin đang cần tìm kiếm, giúp việc học tốt hơn hoặc giúp giải quyết vấn đề từ thực tiễn cuộc sống, tự khắc bản thân mỗi người hiểu được giá trị của việc đọc sách. Từ đó, thêm yêu sách và dần dần sẽ hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày.

Bình An

   

Các tin khác

  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by