• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3    Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ cháy rừng trồng tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy    UBND tỉnh Kon Tum tiếp, làm việc với Đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Hội LHPN tỉnh nhân dịp 8/3   

Xã hội

Đổi thay ở Đăk Glei

01/11/2016 09:26

Những người có nhiều thời gian gắn bó với huyện Đăk Glei đều có chung nhận xét rằng, trải qua 41 năm xây dựng và phát triển (1/11/1975-1/11/2016), huyện Đăk Glei đã thay đổi khá nhiều, đặc biệt là ở các xã vùng sâu.

Tâm sự với chúng tôi, ông Sô Lây Tăng – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cho biết, hồi mới giải phóng, còn chung tỉnh Gia Lai – Kon Tum, mỗi lần cử anh em đi công tác Đăk Glei là một lần khó. Từ Pleiku lên Đăk Glei khoảng 170km nhưng nhiều lúc phải mất 2-3 ngày mới tới nơi. Đường đi đã khó, lên đó công tác mấy ngày thì anh em bị sốt rét, phải chữa trị cả tuần mới khỏi. Vì vậy, nhắc đến chuyện đi công tác Đăk Glei thì ai cũng tỏ ra ngán ngẩm, sợ sệt.

Còn ông Đinh Thế Dơ – nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Đăk Glei là người gắn bó lâu năm với vùng đất đầy gian khó này kể với tôi rằng, khi mới thành lập huyện, các đồng chí lãnh đạo huyện thường xuyên phải đi công tác ở các xã. Thường là từ 5-7 ngày/chuyến công tác, để xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; tuyên truyền, vận động bà con tăng gia sản xuất để giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ. Vừa mới thoát khỏi chiến tranh nên cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, gian khổ...

Làm việc ở Kon Tum từ những năm đầu thập niên 1990, tôi cũng đã nhiều lần chứng kiến sự khổ ải mỗi lần đi công tác ở huyện Đăk Glei. Đường từ thị xã Kon Tum lên trung tâm huyện đã khó, đường từ huyện đi các xã lại càng khó khăn hơn. Mùa nắng thì bụi mịt mù, mùa mưa thì đường lầy lội. Chuyện anh em cùng nhau đẩy xe ô tô “vượt cạn” trên đường đi hay chống đói bằng mỳ tôm giữa đường xảy ra thường xuyên như cơm bữa.

Sau ngày thành lập lại tỉnh Kon Tum (1991), Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các huyện khó khăn, trong đó có Đăk Glei. Các tuyến đường Đăk Môn – Đăk Long, Đăk Man – Đăk Blô, Đăk Pét – Đăk Nhoong, đường từ xã Đăk Man đi các xã Đăk Choong - Mường Hoong - Ngọc Linh - Xốp, tuyến đường vành đai đi qua các xã biên giới Đăk Long – Đăk Nhoong – Đăk Blô được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa giữa các vùng với nhau, làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Đường vào xã Xốp hôm nay. Ảnh: Quang Định

 

Cùng với đường giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho người dân như: điện thắp sáng, hệ thống hồ, đập và kênh mương thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, nhà rông, khu sinh hoạt văn hóa – thể thao... cũng được đầu tư xây dựng tại các xã khó khăn.

Song song với việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, tỉnh và huyện còn quan tâm đầu tư, hỗ trợ các xã vùng sâu phát triển sản xuất, giảm nghèo, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Đăk Choong. Ảnh: QUANG ĐỊNH

 

Thông qua các chương trình, dự án (135, 132, 133,167, 755, cao su tiểu điền, cà phê xứ lạnh, nguồn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, hỗ trợ cây và con giống cho hộ nghèo...), người dân đã được tiếp thêm sức mạnh, cố gắng lao động sản xuất, làm ra nhiều loại nông sản hàng hóa, phục vụ đời sống kinh tế gia đình và nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

41 năm qua, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây, diện mạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của huyện Đăk Glei đã thật sự khởi sắc. Đường từ trung tâm huyện lỵ đi các xã hầu hết đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Trụ sở làm việc của xã, trường học, trạm y tế, nhà rông, khu sinh hoạt văn hóa – thể thao được xây dựng khang trang. Điện lưới quốc gia kéo đến tận các thôn, làng, đến từng nhà dân. Hệ thống thông tin liên lạc, điện thoại, phát thanh và truyền hình phủ sóng trên 85% số thôn, làng và khu dân cư.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và ngày càng nâng cao. Theo báo cáo của UBND huyện, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 của người dân 10 xã vùng sâu (trừ thị trấn Đăk Glei và xã Đăk Pét) ước đạt trên 20 triệu đồng (tính chung toàn huyện là 22,5 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đạt trên 98%; tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 70%...

Hôm nay, nếu ai có dịp đi về các xã Đăk Môn, Đăk Kroong, Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Man, Đăk Blô, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp đều dễ nhận thấy màu xanh của ruộng lúa, vườn cao su, cà phê, bời lời, cây ăn quả... xen lẫn với những ngôi nhà xây khang trang, sạch sẽ. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc hiện hữu trong từng gia đình, từng ngôi nhà…

Quang Định

   

Các tin khác

  • Hạnh phúc là gì?
  • Cần xử lý tình trạng vứt rác bừa bãi trên Quốc lộ 14
  • Đôi điều suy nghĩ nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc
  • Lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ Xơ Đăng
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Lễ phát động hiến máu tình nguyện năm 2023
  • Chi đoàn Báo Kon Tum phối hợp tổ chức Chương trình tình nguyện tại huyện Kon Plông
  • Vóc dáng thành phố trẻ
  • Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác PCCCR
  • Có một ngày như thế
  • Phát huy vai trò trạm y tế
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn về 2 lĩnh vực Tòa án và Kiểm sát
  • Hạnh phúc là gì?
  • Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
  • Lễ chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên Đảng bộ BIDV - Chi nhánh Kon Tum
  • Cần xử lý tình trạng vứt rác bừa bãi trên Quốc lộ 14
  • Hạnh phúc ở đâu?
  • Lắng nghe và đồng hành
  • Đôi điều suy nghĩ nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống
  • Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I
  • Chùm ảnh: Phụ nữ Ba Na bên sông Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người dân thôn Kon Sờ Lạc 2 (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) yêu quý và kính trọng nghệ nhân Y Gar (64 tuổi) bởi bà không chỉ là một người có uy tín tại địa phương mà còn rất tâm huyết trong gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na (nhánh Jơ Lâng).
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by