• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân   

Xã hội

Du xuân

13/02/2024 07:29

Không nhất thiết phải đến những nơi ồn ào, náo nhiệt, du xuân chỉ đơn giản là ra khỏi nhà để tận hưởng không khí mùa Xuân ấm áp, để ngắm nhìn người người vui tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở.

Tết đến Xuân về, ngoài mong muốn có được không khí đầm ấm, sum vầy bên gia đình, ai cũng muốn được cùng người thân, bạn bè du xuân, để tận hưởng sự giao hòa của đất trời, vẻ đẹp của một mùa Xuân, qua đó, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới.

Tết xưa, du xuân là một tục lệ, thú vui không thể thiếu của mỗi gia đình, được tính từ giờ phút giao thừa, khi mọi người đi hái lộc, hiểu một cách giản dị nhất là đi chơi vào dịp xuân về. Vì thế từ phút đi hái lộc đầu năm, rồi đi lễ cha mẹ, lễ thầy cô, lễ chùa, dự hội xuân là những giờ phút du xuân đẹp nhất trong năm.

Cũng vì quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên hoạt động du xuân có thể kéo dài từ ba ngày tết cho đến hết tháng Giêng.

Khách du lịch du xuân chụp ảnh bên mai anh đào. Ảnh: SC

 

Tết nay, du xuân vẫn là nét đẹp văn hóa được giữ gìn. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, bộn bề, nhưng xuân về tết đến, mọi người đều tạm quên những phiền lo của năm cũ để cùng nhau du xuân, đón chào một năm mới rực rỡ, nhiều may mắn.

Ý nghĩa của việc du xuân vẫn là để thư giãn, tận hưởng những ngày nghỉ ngơi sau thời gian dài làm việc căng thẳng. Nhưng hoạt động du xuân không còn kéo dài như trước, mà gần như chỉ gói gọn trong thời gian nghỉ tết theo quy định.

Dù vậy, người người, nhà nhà vẫn du xuân trong tâm thế hoan hỉ, với những bộ quần áo mới, đẹp đẽ. Khi gặp nhau, dù quen hay lạ, mọi người đều nở nụ cười ấm áp, thân thiện.

Vì là hoạt động đi chơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp của mùa Xuân nên việc lựa chọn địa điểm để du xuân với mỗi người cũng đặc biệt quan trọng, được bàn bạc kỹ lưỡng từ trước đó.

Nhiều người chọn du xuân bằng việc đi chùa đầu năm. Bởi chùa chiền là chốn linh thiêng, thanh tịnh, vì vậy, nhiều người chọn du xuân vãn cảnh chùa đầu năm cũng là điều dễ hiểu. Ngoài cảm giác muốn cân bằng cuộc sống sau những bộn bề lo toan của năm cũ, mọi người còn muốn đến đây để cầu mong những điều tốt đẹp, bình an sẽ đến với bản thân, gia đình, người thân của mình trong năm mới.

Ngày nay, ở thành phố hay ở quê cũng vậy, sáng mùng Một Tết, sau khi dâng cúng gia tiên, chúc tết ông bà, cha mẹ, mừng tuổi con cháu trong nhà xong, mọi người thường xuất hành du xuân bằng việc đến vãn cảnh chùa, xin lộc và cầu mong những điều tốt lành trong năm mới.

Có gia đình muốn đi du lịch đó đây, thăm thú những cảnh quan thiên nhiên đẹp. Họ tìm về những điểm du lịch, hòa mình với thiên nhiên, thỏa sức ngắm vẻ đẹp của cỏ cây, hoa lá khoe sắc dưới nắng xuân. Nhẹ nhàng, thư thái và hạnh phúc biết bao khi được dạo bước vào những vườn hoa khoe sắc  thắm, được hít thở bầu không khí dịu nhẹ của mùa Xuân về.

Du khách du xuân tại Măng Đen, huyện Kon Plông. Ảnh: SC

 

Với những người trẻ, hoạt bát, thích vui nhộn thường du xuân đến những địa điểm du lịch có nhiều cảnh đẹp để check-in hay tham gia các hoạt động giải trí mừng xuân vui nhộn để vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần.

Với những gia đình có điều kiện thì tổ chức những chuyến du xuân cùng gia đình ở nơi xa, đặc biệt là tham gia các lễ hội mùa Xuân hướng về nguồn cội, lịch sử, văn hóa, tưởng nhớ công đức của  các bậc hiền nhân. Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức lớn lao, kết nối mọi người gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, qua đó cầu mong bình an và may mắn trong năm mới.

Mùa Xuân là mùa khởi đầu của một năm, vạn vật căng tràn sức sống, nên đầu xuân, nhiều người kinh doanh buôn bán thường chọn du xuân đến những vùng đất mới để trải nghiệm, khám phá, tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Cũng có nhiều người dành thời gian đến nhà họ hàng, bà con cô bác, bè bạn thăm hỏi, chúc Tết, hoặc loanh quanh dạo phố. Không nhất thiết phải đến những nơi ồn ào, náo nhiệt, với họ, du xuân chỉ đơn giản là ra khỏi nhà để tận hưởng không khí mùa Xuân ấm áp, để ngắm nhìn người người vui tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở.

Nhìn chung, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, sở thích, mỗi người sẽ chọn cách du xuân phù hợp. Nhưng dù xa hay gần, xuân về tết đến vẫn là dịp gia đình sum vầy, người người nhà nhà đều mong muốn tết để về với gia đình; dành cho những người thân yêu lời chúc tốt đẹp nhất.

Và vì du xuân mang ý nghĩa đặc biệt với người Việt Nam nên trong nhiều gia đình người Việt, bức tranh “Cửu hạc du xuân” thường được chọn treo trong nhà với quan niệm mang đến nguồn năng lượng tích cực để bản thân luôn nỗ lực làm việc để gặt hái được những kết quả thành công hơn./.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304
  • Toạ đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ 18-5
  • Lớp học không biên giới
  • Kon Rẫy: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp vùng nông thôn
  • Đồng lòng giữ biên cương
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số
  • Ngày hội tư vấn giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2025
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự thảo nghị quyết của Quốc hội
  • “Làn gió mới” cuốn đi trì trệ, đói nghèo
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai
  • Thông cáo báo chí Phiên họp thứ Hai của Ủy ban dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương
  • Hội thảo khoa học lịch sử Tiểu đoàn bộ binh 304

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by