• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Đừng để “thủng lưới” ở nơi không ngờ tới

20/06/2021 13:03

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, bài học từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh khi để “thủng lưới” ở khâu không ngờ tới rất đáng để ngành Y tế tỉnh ta và các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, rút kinh nghiệm để “phòng thủ” vững chắc hơn.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là tuyến đầu về điều trị Covid-19 cho cả khu vực phía Nam. Hầu như ai cũng nghĩ rằng, ở một bệnh viện tuyến đầu như vậy, với năng lực (cả về nhân lực, vật lực) và kinh nghiệm vượt trội, với quy trình phòng dịch hết sức tiên tiến và chặt chẽ, hệ thống phòng ngự gần như không thể bị “chọc thủng”.

Và thực tế đã chứng minh, suốt trong những ngày tháng gian nan đã qua, các nhân viên y tế trực tiếp tham gia tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 vẫn được bảo vệ an toàn.

Nhưng bất ngờ đã xảy ra.

Tính đến ngày 19/6, đã bước sang ngày thứ 10, Bệnh viện Bệnh nhiệt đớii Thành phố Hồ Chí Minh tạm bị phong tỏa do có nhân viên mắc Covid-19.  Kể từ khi phát hiện ca đầu tiên vào ngày 11/6, đến nay có tất cả 60 nhân viên được xác định mắc Covid-19. Qua điều tra truy vết, xét nghiệm 107 trường hợp F1, phát hiện thêm 8 ca dương tính.

Vậy Covid-19 “đột nhập” vào Bệnh viên Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh từ con đường nào?

Câu trả lời được tìm thấy ngay sau đó: Những nhân viên được phát hiện nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đều tập trung ở các phòng, ban thuộc khối hậu cần.

Theo đó, sáng 11/6, nhân viên phòng Công nghệ thông tin (CNTT) cư trú đến bệnh viện đi làm và thực hiện khai báo y tế theo quy định. Do có triệu chứng sốt nhẹ, nhức mỏi, ho nên được phân luồng lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Trông người lại ngẫm đến ta. Trong những ngày căng thẳng, dồn tâm lực để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào địa bàn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là Bệnh viện Đa khoa tỉnh- cơ sở khám chữa bệnh tuyến cuối của tỉnh.

Hàng loạt văn bản chỉ đạo được ban hành, yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh rà soát, cập nhật phương án phòng, chống Covid-19 trên cơ sở thực tế từ nguồn lực hiện có và khả năng đáp ứng của đơn vị. Tổ chức phân luồng người đến khám bệnh ngay tại cổng vào, bố trí khu riêng để tiếp nhận bệnh nhân có yếu tố dịch tễ/các biểu hiện bệnh nghi nhiễm SARS-CoV-2. Tại nơi khám phân luồng, triển khai đầy đủ việc khai báo y tế, đo nhiệt độ, khám phát hiện các dấu hiệu sốt, ho, đau ngực, khó thở; thực hiện nghiêm quy định mang khẩu trang, giữ đúng khoảng cách theo quy định… đối với tất cả trường hợp người bệnh và người nhà.

Bố trí riêng biệt ít nhất 1 phòng khám, cấp cứu ban đầu tại khu khám, cấp cứu để xử lý cấp cứu ban đầu; tiến hành các biện pháp phòng dịch Covid-19 trước khi chuyển người bệnh vào khoa cấp cứu hoặc vào khoa lâm sàng. Triển khai thực hiện nghiêm các quy trình, quy định về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, để đảm bảo an toàn, bệnh viện áp dụng quy định người dân đến khám, chữa bệnh phải thực hiện đeo khẩu trang và chấp hành 5K trong suốt quá trình lưu lại bệnh viện. Người bệnh và người chăm nuôi hạn chế tối đa việc đi lại trong bệnh viện, không đến các khoa, phòng khác, nếu không thực sự cần thiết. Bệnh nhân không được ra khỏi cổng bệnh viện nếu không có lý do. Đặc biệt, không giải quyết cho bất cứ trường hợp nào vào thăm bệnh nhân tại bệnh viện.

Giám đốc Sở Y tế Võ Văn Thanh từng cho biết, ngành Y tế đã tập trung thiết lập hệ thống "phòng thủ" ở các cơ sở khám chữa bệnh, mục tiêu không để lây nhiễm giữa bệnh nhân Covid-19 và y, bác sĩ khối điều trị. Theo đó, triển khai nhiều giải pháp như khai báo y tế sàng lọc, cách ly các trường hợp nghi ngờ, có yếu tố dịch tễ. Nhân viên được trang bị các phương tiện phòng hộ, quy trình chống lây nhiễm được thiết lập nghiêm ngặt. Bệnh viện cũng thường xuyên xét nghiệm sàng lọc cho nhân viên y tế để bảo đảm "sạch" khi chăm sóc người bệnh.

Tuy nhiên, trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 luôn luôn có những tình huống bất ngờ, đòi hỏi sự tập trung cao độ và tuân thủ nghiêm ngặt phương án, quy trình phòng dịch. Đặc biệt, không thể quá tập trung cho khối điều trị mà “quên” khối hành chính, hậu cần.

Không riêng gì khối điều trị...

 

... mà khối hành chính ở các cơ sở khám chữa bệnh cũng cần được ''gia cố'' vững vàng trước Covid-19. Ảnh: HL

 

Từ việc hệ thống “phòng thủ” của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh bị “chọc thủng” từ nhân viên hành chính cho thấy, mặc dù không, hoặc ít tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, nhưng nhân viên hành chính, văn phòng- do công việc- lại tiếp xúc với nhiều người, với nhiều mối quan hệ xã hội.

Trong khi đó, nhân viên y tế ở khối điều trị đã có thói quen mang khẩu trang, đồ bảo hộ trong khám, chữa bệnh, còn nhân viên hành chính, văn phòng lại không có được thói quen này.

Theo các chuyên gia, nguy cơ Covid-19 lây cho nhân viên bệnh viện không chỉ trực tiếp từ người bệnh mà còn từ quá trình tiếp xúc với người thân trong gia đình hoặc các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Và một nhân viên nhiễm và mang vi rút thầm lặng vào bệnh viện sẽ lây cho các đồng nghiệp của mình, nếu không thực hiện nghiêm túc 5K.

Do đó, không chỉ cần nâng cao cảnh giác ở khối điều trị, tiếp xúc bệnh nhân, mà cần siết chặt công tác kiểm soát ở tất cả các phòng, ban trong toàn bệnh viện. Tất cả nhân viên y tế, chỉ cần là người công tác trong bệnh viện đều phải chấp hành nghiêm biện pháp 5K; sau giờ làm việc hạn chế tiếp xúc với người xung quanh; không tụ tập, không đi đến nơi đông người khi không cần thiết để tránh lây nhiễm bệnh từ cộng đồng.

Tôi ám ảnh mãi bởi câu nói của Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu- Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh: Không ngờ trận tuyến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 lại “thủng lưới” ở nơi khối hậu cần, trong khi luôn dồn sức phòng thủ ở khối điều trị.

Trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp và khó lường, việc bảo đảm an toàn ở các cơ sở khám chữa bệnh- những “thành trì” chống dịch cuối cùng- cần được quan tâm đặc biệt.

Và bất cứ khâu nào, bộ phận nào ở “thành trì” ấy cũng phải được gia cố, giữ vững. Không để “thủng lưới” ở nơi bất ngờ nhất, vì khi ấy, hậu quả sẽ rất khó lường.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by