• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi    Chương trình cà phê doanh nghiệp, doanh nhân tháng 3    Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ cháy rừng trồng tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy    UBND tỉnh Kon Tum tiếp, làm việc với Đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Hội LHPN tỉnh nhân dịp 8/3   

Xã hội

Giảm uống rượu, tăng lao động

09/10/2022 06:49

Từ thực tế tại địa phương, xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) đã xây dựng mô hình “vận động hạn chế người dân uống rượu, lười lao động”. Qua triển khai thực hiện, nhiều người đã hạn chế lạm dụng rượu bia, tập trung sản xuất lo cho gia đình.

Dù đã hẹn trước và có mặt tại thôn Đăk Jri (xã Đăk Tờ Re) rất sớm, nhưng chúng tôi chỉ có khoảng 1 tiếng đồng hồ để trò chuyện với các hộ dân ở thôn. Bởi, họ phải lên rẫy làm mì, làm lúa cho kịp mùa vụ.

Vừa dẫn khách đi, ông A Bring - Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Đăk Jri kể, ngày trước, nhiều người uống rượu nên đến lúc nào cũng có mặt ở nhà. Bây giờ khác rồi, được vận động nên nhiều người dân đã hạn chế uống rượu, siêng năng lao động.

Từ sớm, anh A Hen đã mở cửa đợi khách. Trong ngôi nhà cấp 4, ngoài chiếc tivi cũ kỹ, không có vật dụng gì giá trị. Ái ngại trò chuyện, anh Hen thừa nhận, vì bản thân uống rượu nhiều, ít đi làm nên gia đình cứ nghèo mãi. Bế đứa con nhỏ chưa được 1 tuổi, vợ A Hen - chị Y Tuyết thêm lời: Ngày trước, chồng uống rượu miết, không đi làm. Say vào, nhiều lần đánh vợ nữa.

Câu chuyện đang dang dở, tiếng xe máy nổ lạch bạch khiến mọi người chú ý. A Thông xuất hiện trong bộ đồ lao động lấm lem. Nhìn vóc dáng cao, to, bảnh bao của A Thông, không nghĩ rằng, cũng một thời, A Thông ngập chìm trong men rượu. Tự A Thông cũng nói rằng, vì thất tình, vì một vài lí do khác khiến anh tìm đến rượu để giải sầu. Cứ thế, lún dần, uống rượu từ chiều đến đêm, hôm sau mệt mỏi nên không muốn đi làm.

Đến nhà tuyên truyền, vận động người dân hạn chế lạm dụng rượu bia. Ảnh: H.T

 

Ngoài A Thông, A Hen, qua thống kê, trên địa bàn thôn còn có 8 người khác cũng ngập chìm trong rượu. Xác định việc uống rượu, lười lao động của nhiều đấng mày râu trên địa bàn thôn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến đời sống của người dân còn nghèo. Từ đó, xã Đăk Tờ Re quyết tâm xây dựng mô hình “vận động hạn chế người dân uống rượu, lười lao động” tại thôn Đăk Jri.

“Đàn ông, thanh niên là lao động chính của gia đình. Khi uống rượu quá nhiều, năng suất lao động của họ hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế. Do đó, chúng tôi tập trung tuyên truyền, vận động người dân hạn chế uống rượu bia, tập trung vào lao động, sản xuất” – anh A Rưck, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đăk Tờ Re cho biết.

Mô hình đặt ra, với quyết tâm cao, mặt trận, đoàn thể xã nắm danh sách những người hay uống rượu rồi có kế hoạch mời đến nhà rông trò chuyện. Tại nhà rông, mọi người nhẹ nhàng lấy dẫn chứng, chỉ ra kinh tế của người hay uống rượu khó khăn hơn rất nhiều so với người chăm chỉ lao động, để mọi người có sự so sánh. Ngoài ra, phân tích cho người dân thấy rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe, gia đình, đến an ninh trật tự ở thôn, làng, từ từ tác động dần vào nhận thức để họ hạn chế sử dụng bia, rượu.

Những cuộc gặp gỡ tại nhà rông không phải lúc nào cũng đông đủ người vì nhiều người ngại, không muốn đến. Hơn nữa, một số người vẫn ngoan cố, không chịu thay đổi. “Nhiều lúc họ nói, rượu của họ, họ uống; gạo của họ, họ ăn, thiếu hay đủ cũng kệ họ, mắc mớ gì đi vận động họ phải thay đổi” - ông Bring kể. Do đó, ngoài việc gặp mặt, tuyên truyền tại nhà rông, mọi người không quản ngại khó khăn, tìm đến tận nhà để nắm bắt tình hình, thủ thỉ giúp người dân thay đổi.

Tuyên truyền, vận động bền bỉ, 8/10 người hay uống rượu ở thôn đã dần thay đổi, hạn chế uống rượu, chăm chỉ lao động hơn trước. Trong đó, A Thông, A Hen là 2 điển hình. “Nay em bỏ rượu, thi thoảng có việc mới uống vài ly. Giờ em tập trung làm ăn để còn lấy vợ” - A Thông cười hiền.

So với trước, A Hen bớt uống rượu. Hơn ai hết, khi thấy chồng thay đổi, chị Y Tuyết rất mừng. “Chồng đi làm siêng hơn, cũng ít đánh mình hơn. Nay, thi thoảng, chiều mới giải mỏi chút ít thôi” - chị Y Tuyết vui vẻ.

Qua đánh giá, việc thay đổi thói quen, hạn chế lạm dụng rượu bia đã tác động tích cực đến đời sống của người dân. Tuy vậy, vì kết quả chưa đạt 100%, nên cán bộ thôn, xã vẫn duy trì vận động. “Chúng tôi sẽ cố gắng tuyên truyền để mô hình thực sự hiệu quả. Đó cũng là một trong những cách giúp các gia đình ấm êm hơn, đời sống ổn định hơn” - anh A Rưck nói.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Hạnh phúc là gì?
  • Cần xử lý tình trạng vứt rác bừa bãi trên Quốc lộ 14
  • Đôi điều suy nghĩ nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc
  • Lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ Xơ Đăng
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Lễ phát động hiến máu tình nguyện năm 2023
  • Chi đoàn Báo Kon Tum phối hợp tổ chức Chương trình tình nguyện tại huyện Kon Plông
  • Vóc dáng thành phố trẻ
  • Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác PCCCR
  • Có một ngày như thế
  • Phát huy vai trò trạm y tế
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn về 2 lĩnh vực Tòa án và Kiểm sát
  • Hạnh phúc là gì?
  • Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
  • Lễ chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên Đảng bộ BIDV - Chi nhánh Kon Tum
  • Cần xử lý tình trạng vứt rác bừa bãi trên Quốc lộ 14
  • Hạnh phúc ở đâu?
  • Lắng nghe và đồng hành
  • Đôi điều suy nghĩ nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống
  • Trồng dâu tây trên đỉnh Đăk Chum I
  • Chùm ảnh: Phụ nữ Ba Na bên sông Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người dân thôn Kon Sờ Lạc 2 (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) yêu quý và kính trọng nghệ nhân Y Gar (64 tuổi) bởi bà không chỉ là một người có uy tín tại địa phương mà còn rất tâm huyết trong gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na (nhánh Jơ Lâng).
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by