• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Giáo dân uy tín

24/12/2024 13:14

Với quan điểm, giáo dân tốt trước hết phải là công dân tốt, ông A Lêr- người uy tín, giáo dân Công giáo, ở thôn Kon Hngo Kơ Tu (xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) luôn tu dưỡng tinh thần, đạo đức, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đúng với phép đời và phép đạo. Ông tự dặn lòng mỗi ngày phải làm điều hay, sống chan hòa, tránh làm điều xấu, điều ác.

Theo lời giới thiệu của ông Nông Hồng Công – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, chúng tôi tìm đến gặp ông A Lêr-  người có uy tín, giáo dân ở thôn Kon Hngo Kơ Tu, xã Vinh Quang.

Chiều muộn, khi việc đồng áng hoàn tất, ông A Lêr mới có chút thời gian để ngồi trò chuyện. Cầm giấy chứng nhận nghệ nhân đã có cống hiến xuất sắc trong công tác hỗ trợ luyện tập cho các đội tham gia Tuần Văn hóa – Du lịch và Liên hoan cồng chiêng xoang các DTTS tỉnh Kon Tum năm 2024 trên tay, ông không giấu được niềm vui mừng, khấp khởi. Ông nói, bao nhiêu năm nay, chẳng quản ngại khó khăn, ông với những người già miệt mài truyền dạy cồng chiêng cho các thế hệ ở thôn, cuối cùng, cũng gặt được trái ngọt, mà mừng nhất chính là lớp thanh niên đã nối được nhịp chiêng dù trước đó không mấy mặn mà.

Tuổi cao, ông A Lêr vẫn chăm chỉ, siêng năng lao động. Ảnh: HT

 

15 năm làm trưởng ban công tác Mặt trận thôn, ngót nghét 10 năm làm giáo phu giáo xứ Phương Quý, Kon Hngo Kơ Tu, và bây giờ, không còn làm các công việc đó, ông được bầu chọn làm người uy tín ở thôn. Không phải ngẫu nhiên ông được bà con tín nhiệm, tin tưởng như thế. Bởi, ông chất phác, hiền lành, mẫu mực và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

Ông A Lêr nói rằng, muốn tốt với đời, đẹp đạo, trước hết, phải là công dân tốt và phải sống tốt từ chính gia đình mình. Ông tự dặn bản thân phải thương yêu gia đình, chuẩn mực từ lời nói đến hành động để các con học theo. Tuổi cao, ông vẫn siêng năng làm mì, cao su, mía, lúa, chăn nuôi bò, heo để có thu nhập ổn định. Ông tận dụng đất trồng rau, nuôi gà, cải thiện bữa ăn trong gia đình. Ông cố gắng làm lụng, tích góp để sống có ích và không để trở thành gánh nặng cho các con. 

6 người con của ông, với sự dạy dỗ của cha mẹ, đều nỗ lực làm kinh tế, chăm lo, vun vén cho gia đình. Noi gương ông, 2 cô con gái cũng được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn và làm chi hội trưởng chi hội phụ nữ của thôn. “Nếu trong nhà mình không gương mẫu, sao có uy tín để tuyên truyền, vận động”- ông A Lêr thật thà nói.

Ông A Lêr được người dân yêu mến vì sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Bao nhiêu năm nay, bất kể ai trong thôn gặp hoạn nạn, khó khăn, ngoài việc “có gì góp nấy”, gia đình ông còn có mặt, động viên, chia sẻ. Thấy các hộ gia đình éo le có nhà bị dột nát, ông đi đầu, vận động người dân trong thôn, mỗi người một tay, giúp sửa nhà. Rồi những đợt mưa gió, bão lũ, ông lo lắng, cùng với ban nhân dân thôn kiểm tra tình hình ở thôn và chung sức khắc phục, dọn dẹp đường làng, ngõ xóm.

Ông A Lêr có nhiều đóng góp trong hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa tại địa phương. Ảnh: H.T

 

Dù bận rộn làm kinh tế, nhưng ông luôn sắp xếp để tham gia các công việc ở thôn đầy đủ. Là người uy tín, sáng thứ 2, mỗi lần thôn tổ chức chào cờ, ông tranh thủ cùng với các thành viên trong ban nhân dân thôn tuyên truyền bà con tin và làm theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông hiểu rõ về các cuộc vận động, các phong trào thi đua và vận động bà con cùng làm theo. Chính ông, vài năm về trước cũng gương mẫu hiến gần 100m2 đất để làm đường, góp sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Nhấp ngụm trà, vui vẻ, ông kể: Các nội dung của Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã được bà con ở thôn thuộc làu làu. Với việc tuyên truyền thường xuyên, chính ông cũng góp phần nho nhỏ giúp người dân nâng cao nhận thức, rút ngắn thời gian tổ chức ma chay, cưới hỏi.

Thường xuyên đi sinh hoạt tại giáo xứ, có dịp, ông lại thủ thỉ, vận động bà con giáo dân trong thôn không tin theo lời xúi giục của kẻ xấu. Thấy trong thôn còn tình trạng tảo hôn, mỗi khi có dịp, ông lại vận động, nhắc nhở lớp thanh niên chăm lo học hành, chăm lo làm kinh tế, kết hôn đúng độ tuổi. Thấy nhiều cháu nhỏ đi xe không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, gây mất trật tự, ông đến tận nhà, vừa trò chuyện, giải thích, vừa tìm cách nhắc nhở phụ huynh quan tâm, có trách nhiệm với các con để tránh xảy ra những việc đáng tiếc.

“Kính Chúa, yêu nước, tôi nghĩ, mỗi giáo dân đều phải tích cực tu dưỡng tinh thần, đạo đức, đúng với phép đời và phép đạo, tuân thủ pháp luật, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc” – ông A Lêr chia sẻ.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Ngày về
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • [INFOGRAPHIC] Quảng Ngãi (mới) phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by