• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

“Gieo yêu thương”

21/11/2021 04:56

Cùng với việc “gieo chữ”, các thầy cô còn “gieo yêu thương”, tiếp sức cho các em đến trường và “nâng bước” các em vào đời.

Cơn mưa ngày một nặng hạt. Mái tôn đập phành phạch rồi bị gió cuốn bay. Quần áo, giáo án, sách vở ướt đẫm. Nước dội như xối, cả chiếc giường, mùng màn, chăn chiếu cũng ngập trong mênh mông nước. Đã 2 đêm, nhiều thầy, cô giáo ở Mường Hoong (huyện Đăk Glei) mất ngủ. Ai nấy đều tìm cách khắc phục để “cứu” lấy căn phòng bị mưa lũ tấn công.

Lo cho mình nhưng thầy, cô giáo cũng nơm nớp lo việc đến trường của các em học sinh. Không lo sao được khi cây cầu gần trường bị mưa lũ cuốn trôi, nếu không làm kịp, học sinh khó lòng đi học. Bởi vậy, dù mọi thứ vẫn ngổn ngang, thầy, cô giáo vẫn hết mình cùng với chính quyền địa phương chặt tre, nứa, gỗ, nhanh chóng làm cây cầu tạm để học sinh an toàn đến trường.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Dạy ở vùng khó, mỗi giáo viên đều hiểu rằng, việc mình làm, tất cả vì học sinh thân yêu. Và, tình yêu thương trò nghèo như “hóa” thành sức mạnh. Dù phải trèo bộ vài tiếng đồng hồ để đến được điểm trường cheo leo giữa sườn núi, các thầy, cô giáo vẫn không nản chí. Dạy ban ngày đã mệt, đêm lại, nhiều thầy, cô lại tiếp tục mở những lớp học miễn phí để bổ trợ kiến thức, giúp các em nắm bắt bài kỹ hơn. Vào mùa đông, nhìn thấy học sinh đầu trần, chân đất, lạnh run bần bật, thầy, cô xót thương trong lòng. Cùng với việc dạy, các thầy, cô giáo lại góp tiền, vận động bạn bè, người quen ủng hộ sách, vở, quần áo ấm cho các em. Ở những ngôi làng vắt vẻo trên đỉnh đồi, thầy, cô thuộc từng nóc nhà của các học sinh vì hàng ngày vẫn thường ghé thăm, động viên các em ra lớp.

Tôi nhớ, có lần, để giúp học sinh đón Tết Trung thu đầm ấm, thầy, cô giáo phải lặn lội đội mưa gió đi cả trăm cây số để mua lồng đèn, bánh ngọt. Rồi tự cắt bao bố, chẻ tre, làm đầu lân, đầu rồng; tự tập múa lân, lên kịch bản nhập vai thành chị Hằng, chú Cuội một cách bài bản để trình diễn, mang niềm vui đến cho các em. Những ngày Tết, dù khó khăn, các thầy, cô cũng tự nguyện quyên góp, hỗ trợ các phần học bổng để giúp các em học sinh có thêm động lực đến lớp.

Thật khó để kể hết những điều mà những người “chèo đò” ở Mường Hoong, Ngọc Linh đã và đang làm hằng ngày để mang con chữ đến cho các em. Tôi chỉ hiểu rằng, nếu không có tình yêu thương học sinh nghèo, khó ai có thể làm được điều đó.

Ngày 20/11, những món quà ở vùng khó cũng thật đặc biệt. Những bông dã quỳ, cỏ đuôi chồn ở ven đường được học sinh gói vào giấy báo thay cho hoa hồng, đem tặng thầy cô. Nhiều em biếu thầy cô ít rau rừng, măng le. Nhưng, chỉ nhiêu đó thôi, thầy, cô giáo đã vui vẻ, hớn hở trong lòng. Chẳng ai tủi thân, so bì, bởi những cành hoa dân dã nhưng gói ghém, chất chứa niềm tin yêu của các em dành cho các thầy, cô. Và hơn hết, ở đây, niềm vui lớn nhất là các em học sinh khỏe mạnh, đến lớp đều đặn, lĩnh hội tri thức để áp dụng vào cuộc sống.

Vượt nắng, thắng mưa mang con chữ đến cho các em. Theo thời gian, các lứa học sinh cũng lớn lên, rời trường. Dẫu vậy, thầy cô vẫn luôn đồng hành, dõi theo hành trình, bước đi của các em. Nhờ đó, nhiều học sinh khó được thầy cô tiếp bước để có thể chạm đến cánh cửa đại học; thậm chí, thầy cô hỗ trợ để các em khởi sự phát triển trên đường đời.

Những đứa trẻ vùng cao lớn lên trong sự bảo bọc của cha mẹ và trong vòng tay của những người cha người mẹ thứ hai – thầy, cô giáo. Trong ký ức đẹp, luôn có hình dáng của thầy cô. Do vậy, dù làm gì, đi đâu, mỗi học trò vẫn tôn kính, vẫn nhớ về thầy cô bằng tất cả niềm tin yêu nhất.

Nhiều lần về làng, về trường, gặp gỡ, thấu hiểu, tôi ấn tượng và ngưỡng mộ tình yêu thương của thầy cô dành cho học sinh ở nơi đây. Thanh xuân của thầy cô không chỉ để “gieo chữ”, nuôi dưỡng tri thức cho các em mà còn đồng hành, giúp các em vượt qua trở ngại trong cuộc sống. Dù bây giờ có khó, có khổ, có thua thiệt, nhưng để rồi, sau này nhìn lại, thấy vui với đời, tự hào với nghề đã chọn.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by