• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Hân hoan ánh điện vùng biên

08/08/2017 14:30

Vậy là điện đã về với bà con rồi chú ơi. Đúng là người ta nói không có sai, điện về, núi rừng sáng hẳn lên, ăn gì, làm gì cũng thấy sướng- ông Vi Văn Hơn, Trưởng thôn 9 (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) hân hoan nói với tôi...

Trong những ngày này ở Ia H’Drai mưa tầm tã ngày đêm. Dường như ông trời muốn trút nốt lượng nước dự trữ xuống đất vậy - vừa khép cánh cửa cho mưa khỏi tạt, ông Mai Viết Thách vừa phàn nàn.

Bà vợ ông thấy chồng khép cửa nhanh tay bật công tắc điện. Tách một cái, ngôi nhà sàn nằm gần mép hồ của gia đình ông sáng bừng ánh điện.

Mâm cơm chiều dọn ra, khá thịnh soạn, gà bắt trong vườn, cá đánh dưới hồ, rau trồng trên bãi, toàn những thứ nhà làm ra được. Cơm được nấu bằng nồi điện, sạch sẽ, thơm ngào ngạt, không còn phải nấu bằng củi cháy đen đít nồi.

Ông Thách cẩn thận rót rượu ra mấy cái li nhựa: Chẳng mấy khi có các chú vào chơi, lại mưa gió thế này, uống mấy li cho ấm bụng.

Mùi rượu thơm nồng, cái thứ rượu được ủ, cất theo đúng tiêu chuẩn của người dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trông cứ trong vắt như mắt mèo, nhấm vào thấy nồng nồng nơi cổ, nuốt xuống đến đâu thấy nóng ran đến đấy.

Trưởng thôn Vi Văn Hơn hào hứng lên tiếng: Nào, chúng ta mừng cho thôn ta có điện.

Mấy cái li sóng sánh rượu chạm vào nhau.

Đúng rồi, mừng cho thôn ta có điện - Mạc Văn Đức là người ít nói nhất từ đầu bữa cơm, đến giờ cũng lên tiếng.

Ông Mai Viết Thách cười: Nhà anh Đức này đúng là nhanh, mới biết tin chuẩn bị đóng điện, đã đi bê ngay cái tivi về, rồi quạt máy, nồi cơm điện nữa chứ.

Là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, ông Thách nắm chắc hoàn cảnh của từng nhà.

Đức hớn hở: Có điện, gia đình tôi đã mua thêm nhiều đồ dùng mới như: Nồi cơm điện, ti vi… Bọn trẻ đi học về, chỉ cần 15 phút để cắm nồi cơm là chín, thay vì hàng tiếng đồng hồ phải ngồi trông nồi cơm trên bếp củi. Từ ngày có điện, có ti vi, vợ chồng “nghiện” xem thời sự để biết thông tin, chính sách của Nhà nước, xem các chương trình phổ biến kiến thức về nông nghiệp để vận dụng vào chăn nuôi, trồng trọt.

Cầm li rượu trong tay, tôi lặng lẽ ngồi ngắm những khuôn mặt hiền lành, chất phác đang bắt đầu ửng hồng, có lẽ vì men rượu nồng nàn, cũng có lẽ vì ánh điện ấm áp, hoặc niềm vui trong lòng cứ ngân lên.

Đã từng có những đêm, nằm nghe tiếng sóng nước lòng hồ vỗ bờ, ngắm ánh điện sáng lung linh mạn nhà máy thủy điện, dù rất gần, nhưng vẫn thấy như xa vời vợi, tôi hiểu được niềm vui không thể tả của mọi người.

Với bà con thôn 9, những ngày không có điện là quãng thời gian khó khăn không thể quên được. Không có điện, muốn mua đồ dùng phục vụ sinh hoạt cho gia đình cũng chịu. Không có điện, trẻ con đi học về là bỏ sách, bỏ vở để lên giường đi ngủ. Không có điện, việc tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật hầu như bằng số không…

Cuộc sống của người dân cứ trôi qua một cách lặng lẽ. Người già thì than thở: Không khéo về với ông bà tổ tiên rồi vẫn chưa được nhìn thấy điện sáng. Thanh niên, trẻ em thì mong mỏi: Thấy thôn 7 ngoài kia có điện rồi, lại còn kéo cả bóng ra ngoài cổng nữa, sáng lắm, ban đêm có việc ra ngoài đường cũng không lo.   

Ông Thách kể: Đường sá khó khăn, cuộc sống thiếu thốn trăm bề đều chịu được, nhưng không có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, dù nằm cạnh nhà máy thủy điện, thì khổ quá. Thế là bà con ý kiến miết, cứ sợ là bị “bỏ quên” rồi. Tôi nói bà con yên tâm, không phải quên đâu, do điều kiện kinh phí còn khó khăn nên Nhà nước phải đầu tư dần dần thôi.

Đấy, tôi nói đâu có sai. Năm 2016, nhân viên điện lực về khảo sát tuyến, rồi vận chuyển cột điện, dây điện rải dọc tuyến đường, đào hố chôn cột. Cán bộ xã cho biết, thôn được kéo điện theo dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2014 – 2020, thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020. Quy mô công trình gồm: xây dựng mới 1,79km đường dây 22kV (nằm trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai); 11,9km đường dây 22 KV (nằm trên địa bàn huyện Ia H’Drai) và 1 Trạm biến áp 100KVA, cấp điện cho 155 hộ dân chưa có điện.

Điện về thôn 9

 

Nhưng chuyện đưa điện về với 155 hộ gia đình thôn 9 lại không suôn sẻ. Do đặc thù về địa hình, địa lý nên phải kéo đường dây băng qua sông, từ huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai sang, quá trình thi công gặp vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng phía Gia Lai. Trong khi phía bên thôn 9, cột điện đã dựng xong, kéo dây, lắp đồng hồ, người dân háo hức chờ ngày đón điện thì phía bên kia vẫn ì ạch, nên người dân thôn 9 không được đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu trong lung linh ánh điện như dự kiến.

Thế rồi, với sự vào cuộc tích cực của các bên có liên quan, hơn 1km đường dây cuối cùng cũng được hoàn thành. Còn nhớ, tại buổi tiếp xúc cử tri đầu tháng 5/2017, ông Bùi Văn Cư - Phó Giám đốc Sở Công thương đã cam kết sẽ đóng điện cho bà con trong tháng 5.

Đúng hẹn, ngày 18/5, Công ty Điện lực Kon Tum phối hợp với Công ty Điện lực Gia Lai đấu nối và đóng điện thành công công trình đường dây 22kV cấp điện thôn 9 trong niềm hân hoan của người dân.

Có điện, thôn 9 bừng sáng và sôi động hơn với những âm thanh của đầu đĩa, loa đài. Có điện, bà con được nghe, được xem tin tức; được tiếp cận với khoa học, công nghệ mới. Trẻ em được học bài dưới ánh điện mà quên đi những ngày dài cặm cụi dò tìm chữ dưới ngọn đèn dầu leo lét hay từ ánh lửa bếp củi bập bùng...

Bữa cơm chiều vừa xong thì lạ thay, mưa cũng ngớt hạt. Ông Mai Viết Thách và trưởng thôn Vi Văn Hơn đội mũ, khoác áo dẫn tôi đến nhà già làng Trương Văn Thành. Hôm nay thôn có kế hoạch đi rà soát, ghi nhận ý kiến, nhu cầu của các hộ gia đình được thụ hưởng theo Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về.

Dưới ánh điện lung linh, bóng người đổ dài theo con đường đất, hướng về phía trước...

Tin, ảnh: Thành Hưng

   

Các tin khác

  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Người Xơ Đăng ở Đăk Ang giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Bố trí đất cho hộ khó khăn về đất ở để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by