• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Hãy nắm tay tôi

18/04/2022 06:04

Trong số anh em thân thiết (đúng nghĩa) ít ỏi của tôi có một số người khuyết tật.

Tôi thân thiết với họ không phải vì xót thương, hay “thấy tội” như một số người vẫn nghĩ, mà tôi nhìn thấy ở họ ý chí, nghị lực và niềm tin vào cuộc đời, dù cuộc đời bất công với họ.

Hàng ngày, chúng tôi bình đẳng trong các cuộc chơi. Vì hiểu rằng, anh em có lòng tự trọng và đáng được tôn trọng.

Tôi chỉ giúp đỡ được họ một vài chuyện, ví dụ quay đầu xe, dẹp xe chắn đường, hay (có thể) dắt họ xuống bậc hè. Họ đón nhận với sự vui vẻ, không mặc cảm, tự ti.

Ở gần họ, tôi học được nhiều điều. Đáng trân trọng nhất là ý chí vươn lên và thái độ lạc quan trong cuộc sống.

Tất nhiên, là người khuyết tật, có rất nhiều “hoạt động bình thường” với người khác lại “không bình thường” đối với họ.

Lối đi riêng cho người khuyết tật ở các công trình công cộng vẫn là câu chuyện dài. Ảnh: HL

 

Có lần đi rút tiền ở máy rút tiền tự động ATM của một ngân hàng trên địa bàn thành phố Kon Tum, tôi đã rất bất bình khi chứng kiến một người khuyết tật vất vả như thế nào để tiếp cận máy ATM. Sau đó, ngay cả khi có sự giúp đỡ của tôi, anh ấy cũng phải chật vật lắm mới vượt qua bậc tam cấp.

Tất nhiên, không thể lấy một hạn chế ra để phủ nhận những nỗ lực lớn lao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật, như một số ý kiến phát tán trên mạng xã hội. 

Cần phải khẳng định rằng, trong những năm qua, cả nước nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật.

Đến nay, đã có hơn 5.750 người khuyết tật trong tổng số hơn 7.600 người khuyết tật ở tỉnh ta đã được nhận trợ cấp xã hội (100% được cấp thẻ BHYT). Người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe, khám định kỳ; được hỗ trợ, tạo điều kiện về việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Hầu hết trẻ em khuyết tật trong độ tuổi đi học được hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

Nhiều người khuyết tật được tạo cơ hội, điều kiện để vươn lên. Và chính họ, bằng năng lực và ý chí của mình, đã tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Họ đã chứng minh rằng, người khuyết tật cũng có khả năng đóng góp cho xã hội và cần được xã hội tôn trọng.

Nhưng với người khuyết tật, điều làm họ đau lòng, và cũng làm chúng ta bận tâm nhất, vẫn là sự kỳ thị, phân biệt đối xử.

Khi viết bài này, dự định ban đầu của tôi là nói về nỗi day dứt khi đôi lúc phải nghe, phải chứng kiến vài lời nói, hành động kỳ thị, thiếu tôn trọng người khuyết tật diễn ra quanh mình. Sau đó kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, giảm thiểu và đi đến loại bỏ tình trạng trên.

Nhưng rồi tôi sực nhớ, chúng ta đã có Luật Người khuyết tật (được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010) và một hệ thống văn bản dưới luật được ban hành để bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật.

Điều 14 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định 7 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đầu tiên là nghiêm cấm kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

Nhưng thực tế, vẫn không ít người khuyết tật bị coi thường, không tôn trọng. Khi tham gia lao động, họ thường chỉ được giao một số công việc với mức lương hạn chế; không được thăng tiến bình đẳng; ít được tập huấn dạy nghề để nâng cao tay nghề, dẫn đến có nguy cơ dễ bị sa thải.

Vì vậy, họ gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào đời sống kinh tế và xã hội do sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ cộng đồng, cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể và xã hội.

Người khuyết tật cần được tôn trọng và hỗ trợ để vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: HL

 

Theo các chuyên gia, cần thiết phải xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến khuyết tật với các can thiệp khác nhau.

Trong đó, thực hiện chính sách và chương trình hỗ trợ việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm cho người khuyết tật; cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc trợ cấp, lợi ích an sinh xã hội, thúc đẩy bình đẳng trong làm việc và tiếp cận dịch vụ cho người khuyết tật.

Đồng thời, việc tăng nguồn chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật để công việc hỗ trợ được thực hiện một cách thường xuyên, nhất là ở cấp cơ sở, là rất quan trọng, tạo nền tảng và động lực để người khuyết tật vươn lên.

Hôm qua, tôi nhận được tin nhắn của Tuấn- một người bạn khuyết tật, sống trong căn phòng trọ chật chội cuối con hẻm nhỏ ở thành phố Kon Tum. Hàng ngày, với chiếc xe lăn, Tuấn rong ruổi khắp các nẻo đường, quán xá ở thành phố Kon Tum bán vé số.

“Em không đi uống cà phê với anh được. Ngày hôm qua, em bị ngã khi cố lên bậc tam cấp”. Tuấn viết trong tin nhắn.

Đọc tin của Tuấn, tôi nhớ có lần cậu ta từng tâm sự: Là người khuyết tật, em thường mơ tưởng đến những lối đi dành cho người đi xe lăn ở những nơi công cộng, đường sá, hàng quán.

Thật ra, nếu như làm đúng quy định, thì những người như Tuấn không cần phải… mơ.

Tại Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 10:2014/BXD có quy định cụ thể các công trình phải có thiết kế lối đi riêng cho người khuyết tật, như chung cư, công trình công cộng, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, khách sạn,nhà ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố…

Nhưng tiếc là cho đến nay, quy chuẩn này vẫn chưa thực sự được quan tâm, áp dụng.

Vì vậy, trong lúc chờ đợi một lối lên riêng cho người khuyết tật, rất cần ai đó chìa tay ra khi thấy một người ngồi xe lăn đang không biết làm cách nào vượt qua bậc tam cấp. Rộng hơn nữa là những lúc họ gặp khó khăn trong cuộc sống.

Với ta, đó chỉ là chuyện vài bước chân, nhưng với họ, đó là một rào cản khó vượt.

Hãy luôn sẵn lòng nói: Nắm tay tôi, chúng ta cùng đi! 

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by