• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Họ vẫn sống như đã sống

07/12/2021 06:29

Ngày qua ngày, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng mỗi cựu chiến binh vẫn đang sống như đã sống, viết tiếp khúc quân hành, dù lặng lẽ nhưng hào hùng.

Khi tôi đang học lớp 12, bố tôi, một cựu chiến binh trải qua 2 cuộc chiến tranh cứu nước và bảo vệ Tổ quốc (chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc) đã từng phản đối việc kết nạp một anh ở gần nhà vào Hội Cựu chiến binh.

Anh này là bộ đội xuất ngũ. Và như mặc định thời ấy, đã xuất ngũ sẽ được vào Hội. Lẽ dĩ nhiên, hồ sơ của anh được đa số những người có trách nhiệm tán thành, nhưng bố tôi thì không. Lý do rất rõ ràng: Là bộ đội xuất ngũ, nhưng cậu ấy là người bê tha, hay uống rượu say, đánh con, chửi vợ; không chịu làm ăn; giao du với một số đối tượng xấu…

Việc kết nạp hội viên mới là đúng, nhưng phải bảo đảm yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn của người xin vào Hội- ông viết trong thư gửi Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện.

Theo ông, những người vào Hội CCB phải giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân, được cựu chiến binh và nhân dân tín nhiệm.

Khi ông viết thư gửi lên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện, viên bi nằm trong mạng sườn ông đau nhức dữ dội. Nó bắn ra từ quả bom bi, đã “theo” ông từ chiến trường Lào trong kháng chiến chống Mỹ đến mãi sau này. Khi còn trẻ thì không sao, khi tuổi già sức yếu, mỗi lúc trái gió trở trời lại hành hạ ông.

Cho đến bây giờ, ông vẫn nói: Đó là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời. Ngày trước, khi xông lên đánh chiếm cứ điểm địch ở cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng- Lào) dưới mưa bom bão đạn, không hề lo nghĩ đến chuyện lùi bước.

Trong chiến tranh biên giới phía Bắc, ở chiến trường Lạng Sơn, pháo địch chụp xuống như giã gạo vẫn quyết bám chốt, không mảy may suy nghĩ về sống hay chết.

Nhưng để viết lá thư ấy, ông đã trăn trở, đã suy nghĩ nhiều đêm.

Tôi từng nói, rất có thể anh ấy sẽ ghi thù, sẽ có việc làm xấu đối với gia đình mình. Ông nói: Bố biết, nhưng không thể không nói. Vì bố là cựu chiến binh. Trách nhiệm của một cựu chiến binh không cho phép bố thỏa hiệp. Sẽ là một chuyện đáng xấu hổ nếu tổ chức hội của người lính kiên trung lọt vào những cá nhân như vậy.  

Tất nhiên anh ấy không được kết nạp. Điều lạ là anh ấy không “ghi thù”, mà rất phục ông. Và cũng từ đó, dưới sự vận động, giúp đỡ của mọi người, đã tu tỉnh, tiến bộ thấy rõ trong cuộc sống. Anh ít uống, rồi bỏ hẳn rượu; chí thú làm ăn thấy rõ.

Mấy năm sau, bố tôi là người đề nghị chi hội CCB thôn xem xét, làm hồ sơ đề nghị cấp Hội có thẩm quyền kết nạp anh vào Hội. Có người thắc mắc sao trước đây ông không đồng ý, bây giờ lại giới thiệu. Ông trả lời: Vì cậu ấy đã xứng đáng. Thật vui vì điều đó.

Nhiều năm nay, nghề nghiệp cho tôi may mắn nhiều lần gặp gỡ, trò chuyện với những cựu chiến binh. Và trong những lần gặp gỡ ấy, tôi được thấy, được nghe, được tận mắt chứng kiến tinh thần “cựu mà không cũ, cựu mà mới” của cựu chiến binh.

Ngày qua ngày, họ vẫn đang sống như đã sống, viết tiếp khúc quân hành, dù lặng lẽ nhưng hào hùng. Gương mẫu là phẩm chất tốt đẹp của cựu chiến binh Việt Nam; nói đi đôi với làm là phương châm hành động của mỗi cựu chiến binh.

Truyền thống trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân đã được cựu chiến binh tôi luyện, thử thách, khẳng định trong chiến tranh, càng được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Khen thưởng các cá nhân có thành tích cao trong phong trào "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" giai đoạn 2016-2021. Ảnh: Hoài Tiến
 

Ngay tại tỉnh Kon Tum hiện có gần 18.000 hội viên, sinh hoạt ở 112 tổ chức cơ sở hội (tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố có chi hội CCB đạt 99,5%), hầu như ở bất cứ nơi nào, dù là xa xôi, hẻo lánh nhất, cũng có sự hiện diện của cựu chiến binh. Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” được triển khai rộng khắp. Việc “Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Các cấp hội, hội viên CCB đã quán triệt, thấm nhuần và thực hiện tốt  chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Mỗi cựu chiến binh luôn nỗ lực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Hội viên cựu chiến binh tham gia tích cực và có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Ở tất cả các mặt trận, từ giúp dân xóa đói, giảm nghèo; xóa bỏ hủ tục; làm đường giao thông đến xây dựng thôn, làng “no đủ - vững mạnh - an toàn”…, đều có sự đóng góp của cựu chiến binh.

Hội viên cựu chiến binh đã xóa được hàng ngàn căn nhà tạm; huy động hơn 106.000 ngày công lao động công ích, hiến hơn 100.000 m2 đất làm đường giao thông nông thôn, xây trường học.

Bên cạnh đó, tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, phấn đấu giảm nghèo bền vững, làm giàu hợp pháp luôn được phát huy. Theo thống kê, hiện tỷ lệ hộ cựu chiến binh khá và giàu đạt 32%. Toàn tỉnh có 12 doanh nghiệp, 8 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác, 655 trang trại, 102 hộ kinh doanh dịch vụ do các cựu chiến binh làm chủ. Qua đó, tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho hơn 2.600 lao động.

Cùng với việc vận động quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, cựu chiến binh còn tích cực tham gia các mô hình bảo vệ an ninh trật tự. Hiện tại, toàn hội có 308 tổ an ninh, 269 tổ hòa giải, 13 tổ bảo vệ đường biên cột mốc và nhiều mô hình tự quản đang hoạt động có hiệu quả.

Sáng qua, bố tôi gọi điện báo tin chuẩn bị đi dự gặp mặt cựu chiến binh tiêu biểu của huyện. Và trong đoàn đại biểu của xã, tiêu biểu nhất lại chính là người từng bị phản đối trong lần kết nạp đầu.

Tôi chúc mừng, và không thấy bất ngờ về chuyện đó.

Vì anh ấy là cựu chiến binh!

Thành Hưng

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by