• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Hoa tươi - Lời của trái tim

14/07/2019 06:16

Như là một món ăn tinh thần, là món quà ngọt ngào thay lời muốn nói, hoa giúp cho chúng ta nói hộ lòng mình. Nhờ có hoa mà cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, tinh thần cũng thư thái hơn...

Hoa luôn là biểu tượng của cuộc sống tâm hồn, là tình yêu, là cái đẹp và là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của chúng ta. Hoa được mọi người sử dụng để trao tặng nhau trong các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, khai trương, chúc mừng nhân ngày kỷ niệm…

Hiểu được nhu cầu đó, khá nhiều shop hoa tươi ở Kon Tum được ra đời và thu hút cũng khá nhiều sự quan tâm của khách hàng.

Trong một lần ghé thăm một shop hoa tươi của người quen trên đường Trần Hưng Đạo (thành phố Kon Tum), tôi ngỡ ngàng ngắm nhìn một “rừng hoa” rực rỡ sắc màu, nào là hoa lan, hoa hồng, nào là hoa ly ly, hoa cẩm chướng... Những bình hoa có sức hấp dẫn tôi đến lạ kỳ. Hoa đã đẹp, cộng với sự khéo léo và thẩm mỹ của người chủ shop hoa trong việc trang trí, càng tạo cho những bình hoa tươi thêm vẻ đẹp gấp bội phần.

Chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi, chị Vân (chủ shop hoa) cho biết: “Đây là một nghề khá vất vả và công phu vì phải làm việc quần quật suốt ngày. Sáng sớm, tôi đã phải thức dậy ra tiệm để sắp hoa, giao cho khách hàng, rồi cắm, chăm sóc hoa... đến tối mịt mới về đến nhà” - chị Vân nói.

Chị Vân theo nghề kinh doanh hoa cũng hơn 26 năm rồi. Thời gian đầu, chị chỉ bán những loại hoa quen thuộc như cúc, lay-ơn, hoa hồng… Sau này, do nhu cầu của thị trường, chị dần mở hướng kinh doanh thêm dòng hoa cao cấp. Các loại hoa của shop chị chủ yếu nhập về từ Đà Lạt, riêng hoa lan thì nhập từ Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng của chị Vân cũng rất đa dạng, từ những người yêu thích hoa đến các cơ quan, công sở…

Ngoài việc học hỏi ở những người bạn đã có kinh nghiệm trong nghề cắm hoa, chị Vân còn thường xuyên xem cách cắm hoa từ sách, báo để “hút” khách hơn.

Nhờ năng khiếu cắm hoa nghệ thuật nên shop hoa của chị Vân luôn đông khách. Theo chị, trước khi cắm một bình hoa phải lên được thiết kế, từ đó lựa loại hoa và bình phù hợp; kết hợp với đôi bàn tay khéo léo, sự tinh tế và tính thẩm mỹ của người cắm hoa nữa.

Hoa bây giờ không những đẹp, mới lạ và độc đáo mà luôn hàm chứa một ý nghĩa nào đó. Ngày nay, nghệ thuật cắm hoa phát triển mạnh mẽ và phong cách bày trí những bó hoa ngày càng trở nên hiện đại. Điều đó khiến cho nhiều người thích thú và luôn sử dụng hoa như những món quà giá trị và thay lời muốn nói đến những người yêu thương của mình.

Nếu như lời yêu thật là khó nói, giỏ hoa hồng sẽ thay bạn nói lên tình cảm của mình. Hay bó hoa sen sẽ thay bạn thể hiện sự cung kính, tôn nghiêm, dành tặng cho mẹ, chị gái hoặc người phụ nữ mà bạn tôn kính; hoa lài mang ý nghĩa “Tình bạn ngát hương”, dành tặng cho người bạn gái thân thiết; hoa tulip mang nghĩa “Lời tỏ bày của tình yêu”, dành tặng cho người đã in bóng trong trái tim bạn...- chị Vân bật mí.

Không chỉ có hoa tươi mà những loại lá cắm phụ và phụ liệu đi kèm cũng rất phong phú (từ bình gốm, bình mây, các loại lẵng, giỏ tre đan; những loại giấy bó hoa đủ màu sắc, đủ loại như giấy lụa, giấy kiếng, lưới và các hoa văn trang trí khác cùng các loại nơ, hột, chuỗi ngọc, dây bó thô...) đã làm cho những bó hoa khá nghệ thuật, đa dạng về kiểu dáng và sang trọng hơn.

 “Tuy nghề kinh doanh hoa hiện đang rất thịnh hành và phát triển nhưng không vì thế mà mình “chặt chém” khách hàng của mình” - chị Vân nói.

Chị Vân trang trí giỏ hoa chuẩn bị giao cho khách hàng. Ảnh: Hạ Mi

 

Khác với chị Vân, chị Na chủ một shop hoa trên đường Trần Hưng Đạo (thành phố Kon Tum) phải thuê hẳn một thợ cắm hoa chuyên nghiệp được học hành bài bản về phục vụ cho shop hoa của chị.

Mỗi khi có khách đến đặt hàng, thợ cắm hoa sẽ làm theo yêu cầu của khách. Tùy theo giá cả mà mỗi giỏ hoa sẽ trang trí phụ liệu và hoa khác nhau. Thông thường từ 200.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng cho mỗi lẵng, giỏ, bó hoa. Có ngày khách đến đặt hàng khá đông, thợ cắm hoa phải làm thâu đêm suốt sáng để kịp có sản phẩm giao cho khách hàng.

“Đặc biệt, trong những ngày lễ, tết, mùa cưới... có nhiều khách đến đặt hàng, thợ cắm hoa phải làm việc không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, tiền lương trả cho họ cũng “hậu hĩnh” không kém, tầm 10 triệu đồng/người/tháng” - chị Na cho biết.

Để khách hàng gắn bó với shop hoa của mình, ngoài việc thường xuyên nhập về các mẫu hoa mới lạ, độc đáo, các shop hoa tươi phải luôn đổi mới, tìm tòi cách chăm sóc, phục vụ khách hàng tốt hơn; tư vấn tận tình cho khách hàng cách bảo quản, giữ hoa tươi lâu và sẵn sàng giao hoa tận nơi khi khách yêu cầu.

Shop hoa của chị Na kinh doanh đa dạng các loại hoa, từ cao cấp đến bình dân. Hầu hết các điểm bán hoa nhỏ lẻ trên thị trường đều đến lấy hoa của shop chị về bán. Vào những ngày lễ tết, chị Na phải huy động hết các thành viên trong gia đình ra sắp hoa, bó hoa để phục vụ khách.

“Đây là một nghề kinh doanh đặc biệt, không có khái niệm hàng tồn đọng. Bởi hoa tươi thường không để được lâu, không bán được là phải vứt bỏ, nhiều khi biết lấy hàng về sẽ ế ẩm, nhưng vẫn phải lấy cho đủ mặt hàng để khách hàng lựa chọn theo ý, cho dù có lúc phải ngậm ngùi, xót xa nhìn những bó hoa dần héo úa” - chị Na chia sẻ.

Theo chị Na, kinh doanh nghề này cũng nhiều rủi ro. Công sức, vốn liếng bỏ ra khá nhiều, phần thì trả tiền công cho thợ cắm hoa, phần thì tiền thuê người chăm sóc hoa, nhưng nếu hàng ế thì lỗ cũng đậm.

Tuy vất vả là vậy nhưng chị Na vẫn yêu nghề và tha thiết với nghề. “Bởi tôi rất yêu hoa. Và chính nghề kinh doanh hoa tươi này cũng đã giúp nuôi sống gia đình tôi” - chị Na nói.

Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, dù quan niệm về cái đẹp đã bao lần thay đổi, nhưng hoa vẫn mãi có sức hấp dẫn lạ kỳ. Hoa hấp dẫn không phải chỉ vì hương sắc quyến rũ, dáng vẻ yêu kiều, mà quan trọng hơn đã giúp tâm hồn con người trở nên thư thái, bay bổng và thăng hoa hơn trong cuộc sống.

Hạ Mi

   

Các tin khác

  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Quốc hội thảo luận Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Ngọc trao cây giống sầu riêng cho các hộ đồng bào DTTS
  • Kon Rẫy: Kết quả trong học tập và làm theo Bác
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by