• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Học sinh sử dụng điện thoại di động: Lợi bất cập hại

20/02/2017 14:01

Các trường học trên địa bàn tỉnh đều có quy định cấm học sinh mang và sử dụng điện thoại trong lớp học; thế nhưng, không ít phụ huynh vẫn sắm cho con em...

Hệ lụy

Sau kỳ nghỉ tết vừa rồi, chị Nguyễn Thị Vân có con trai đang theo học một trường THCS ở huyện Ngọc Hồi đã được cô giáo chủ nhiệm gửi giấy mời phụ huynh lên trao đổi việc con trai vi phạm nội quy nhà trường, sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

Đến trường, chị Vân đã được cô giáo thông tin, con trai chị đã dùng điện thoại để giữ dùm các bạn khác gần 500 ngàn đồng, với hình thức các bạn lấy tiền thật mệnh giá 20 ngàn đồng trở lên mua thẻ cào điện thoại, sau đó nhờ con trai chị Vân nhập dãy số vào điện thoại tích lũy tiền. Khi tan trường, các bạn sẽ lấy tiền từ đây để mua và chơi game trực tuyến...

“Bố cháu đi làm ăn xa ở tận Đăk Lăk. Ở nhà có 2 mẹ con. Hàng ngày, tôi lo làm việc kiếm sống. Tôi sắm cho cháu điện thoại có kết nối 3G, chủ yếu để theo dõi và tiện việc nhắc nhở con học hành. Nhưng không ngờ, cháu lại sa đà vào như thế. Đúng là lợi bất cập hại” - chị Vân phân trần với cô chủ nhiệm.

Cũng như chị Vân, không ít phụ huynh chưa ý thức hết những tác hại của điện thoại di động đối với trẻ em. Nhiều người vì chiều sự đòi hỏi của con, hoặc mua điện thoại đưa con có nhiều chức năng như gắn định vị GPS, kết nối internet với lý do để tiện quản lý, liên lạc đưa đón các cháu... Những suy nghĩ này, vô tình bố mẹ đã đẩy các con ra đời sớm thông qua thế giới “ảo” facebook, hoặc kết bạn với các đối tượng xấu ngoài xã hội, dễ dàng rơi vào cạm bẫy, hay nghiện game…

Không nên mua điện thoại cho con

Trong một buổi họp phụ huynh học sinh cuối học kỳ I vừa qua, cô Ng - giáo viên chủ nhiệm một trường THCS thành phố Kon Tum thông báo kết quả thi đua tập thể lớp đứng thứ 24/33 lớp toàn trường. Trong khi tổng kết năm học trước, lớp này xếp thứ 8/33. Cô nói: Lớp bị sụt giảm xếp hạng thi đua là do 3/4 học sinh bị xếp loại hạnh kiểm kém và có học lực trung bình yếu.

Cô chủ nhiệm đề nghị các bậc phụ không mua cho các con, hoặc cho mượn điện thoại di động để sử dụng quá sớm, quá thường xuyên, dễ dẫn đến nhiều tiêu cực xảy xa.“

Điện thoại di động ngoài chức năng gọi hay nhắn tin, nó còn được kết nối mạng, nên học sinh có thể nghiện chơi game, kết bạn ảo quá nhiều... Thậm chí có em tải cả nhạc, phim sex lưu trữ ở máy để xem trong giờ học, giờ ra chơi mà không có sự nhắc nhở, kiểm soát của người lớn. Có trường hợp, lúc Ban nề nếp trường học đi kiểm tra đột xuất, phát hiện chiếc điện thoại ở cặp của học sinh, thì những nội dung xấu đã được lưu trữ, phát tán đến nhiều bạn khác ở lớp” - cô Ng nói.

Nhiều thầy cô giáo khác còn chia sẻ, tình trạng học sinh dùng điện thoại di động để chụp, lưu trữ và tìm kiếm tài liệu giải bài tập sẵn trên mạng, được giáo viên giao về nhà. Sau đó, vào phòng kiểm tra, thi - các em lấy điện thoại mở ra chép, đối phó chuyện “bài vở” ở trường.

Từ những tác hại trên, tại cuộc họp phụ huynh cuối học kỳ I, cô Ng đã đề nghị với phụ huynh: Quá trình quản lý học sinh ở trường đã có giáo viên chủ nhiệm, đến giáo viên bộ môn dạy trực tiếp tiết học. Giờ ra chơi, các em có bạn bè, tập thể nhà trường giám sát. Người thân cần thông tin về tình hình học tập và quan hệ bạn bè của con em, có thể cập nhật số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để trao đổi thường xuyên. Từ đó có sự chủ động trong việc định hướng, giáo dục các em học tập, phát triển đúng lứa tuổi.

Không chỉ ở trường, khi về nhà, phụ huynh cũng phải nghiêm khắc với các em về vấn đề này. Trường hợp con em cần dùng điện thoại trò chuyện, trao đổi việc học tập cùng bạn bè, phải có sự giám sát của người lớn. Phụ huynh phải thật kiên quyết nói “không” với việc mua điện thoại, hoặc cho con mượn thường xuyên. Cha mẹ phải giáo dục các con về những hệ lụy của việc lạm dụng quá nhiều, quá lệ thuộc vào điện thoại di động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc học tập.

Mai Trâm  

   

Các tin khác

  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • UBND tỉnh đồng ý khởi công mới một số dự án cấp thiết
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by