• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục    Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực   

Xã hội

Hội thi Gia đình hạnh phúc: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc

28/06/2017 06:02

Nhân dịp ngày Gia đình năm nay, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi gia đình hạnh phúc với sự tham gia của 16 gia đình gồm 80 thành viên từ 2-3 thế hệ (trong đó có 8 gia đình dân tộc thiểu số) đến từ 8 huyện, thành phố.

Ông Trương Xuân Nhật - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), thành viên Ban tổ chức cho biết: Tuy lần đầu tiên tham gia nhưng các đội dự thi đã có sự đầu tư công phu, chuẩn bị chu đáo từ kịch bản, đạo cụ, trang phục. Mỗi đội thi có 2 gia đình cùng tham gia với không quá 10 thành viên, trong đó có 1 gia đình 2 thế hệ và 1 gia đình 3 thế hệ.

Ở phần thi giới thiệu, các đội đã thể hiện một cách sinh động và hấp dẫn, có sự đầu tư công phu về trang phục, đạo cụ; sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, hình thức thể hiện là vợ đàn, chồng con ca hát, hò vè. Một số gia đình khi giới thiệu về mình đã thể hiện sự mộc mạc, chân chất như vốn có trong cuộc sống gia đình của họ, tuy chưa hay lắm nhưng đã đem lại cho người xem cảm giác thú vị.

Phần thi giới thiệu của đội Đăk Tô. Ảnh: Q.Đ

 

Về phần thi tiểu phẩm, 8 đội với 8 kịch bản khác nhau đã phản ánh nhiều ngõ ngách trong đời sống gia đình nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình ít con, bình đẳng, tiến bộ, no ấm, hạnh phúc. Cách lựa chọn chủ đề của tiểu phẩm phong phú, đa dạng. Đáng chú ý là các tiểu phẩm mô tả cuộc sống gia đình hạnh phúc với sự chia sẻ của 2 vợ chồng trong công việc, nuôi dạy con cái nên người; hoặc câu chuyện giữa mẹ chồng con dâu chưa thấu hiểu tính tình của nhau, qua các va chạm trong cuộc sống hàng ngày, cuối cùng họ đã hòa hợp, cảm thông, chia sẻ nên đã sống với nhau hạnh phúc dưới một mái nhà.

Hay như câu chuyện đôi vợ chồng trẻ do sự bế tắc trong nghề nghiệp dẫn đến mâu thuẫn, nghi kỵ, bi quan. Sau đó, nhờ tình cảm chân thành của người bạn khuyên giải nên đã biết nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chữa, vợ chồng làm lành với nhau, sống hòa thuận, vui vẻ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người...

Các đội thi tham gia phần thi Bữa cơm gia đình. Ảnh: Q.Đ

 

Đối với phần thi bữa cơm gia đình, các đội thi đã thể hiện năng khiếu, thẩm mỹ, sáng tạo, các món ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm, mang phong cách ẩm thực địa phương như các đội Kon Plông, Đăk Hà (các món gà nướng, thịt trâu nướng cục, cá suối, rau dớn, măng rừng, cơm lam, cơm lúa rẫy...). Những mâm cơm giản dị, dễ nấu, sử dụng thực phẩm tươi sống, giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình của các đội thành phố Kon Tum, Đăk Tô... đã mang lại một không gian ẩm thực sống động và đầy ắp tình cảm trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

Lần đầu tiên tham gia hội thi, chị Lê Thị Tuyết Hoa (thành phố Kon Tum) chia sẻ: Đây là dịp để chúng tôi học hỏi kinh nghiệm từ các gia đình khác trong việc “giữ lửa” cho tổ ấm của mình.

Còn anh Nguyễn Vương Quang (huyện Đăk Hà) cho hay: Đến với hội thi này, gia đình chúng tôi mong muốn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng với các gia đình bạn trong việc xử lý, giải quyết các tình huống mâu thuẫn trong gia đình.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch - Phạm Thị Trung, việc tổ chức Hội thi gia đình hạnh phúc nhằm mục đích đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với công tác gia đình. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi công dân trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tạo môi trường tốt cho các hoạt động giao lưu, kết nối, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, tôn vinh các giá trị tốt đẹp trong gia đình truyền thống Việt Nam.

Quang Định

   

Các tin khác

  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
  • Tiếp xúc, tuyên truyền đối với KOLs, quản trị viên các hội, nhóm, trang mạng xã hội
  • Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam
  • Công an tỉnh: Tổ chức kì sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
  • Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Người Xơ Đăng ở Đăk Ang giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by