• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Khúc quân hành giữa đời thường

07/12/2024 06:13

Tôi nhận ra, sẽ là thiếu sót rất lớn, nếu như trong ngày hôm nay không viết về những cựu chiến binh (CCB). Không chỉ viết về họ, mà tôi còn muốn gửi vào đó sự tin yêu, quý mến và trân trọng nhất.

Cựu chiến binh kể chuyện truyền thống. Ảnh: TH

 

Sáng 6/12, bố tôi dậy sớm hơn thường lệ, dù thời tiết lạnh làm cho bệnh xương khớp trở nặng. Thấy ông cứ lụi hụi lục tìm trong phòng, tôi cũng chạy vào, nghiêng ngó tìm giúp, dù không biết ông tìm gì.

Rồi ông mừng quýnh khi cầm đến cái gối: Thì ra ở đây mà tìm mãi không ra. Lúc này mới biết ông tìm mấy cái cuống Huân chương kháng chiến. Và buồn cười thay, chính tay ông cất ở dưới gối.

Tôi tò mò: Bố tìm làm gì vậy? Ông vừa mở hộp đựng cuống Huân chương vừa trả lời một cách vui vẻ: Để chút nữa bố đi gặp mặt chi hội cựu chiến binh thôn nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam.

Vào ở với con cháu “một cách bất đắc dĩ” đã được gần 3 năm, nhưng vì đau bệnh liên miên, nên đây mới là lần đầu tiên ông trực tiếp tham gia một hoạt động như thế này. Dù khi quyết định ở lại, một trong những việc đầu tiên ông làm là chuyển sinh hoạt hội CCB.

Sau khi đưa bố ra đến hội trường thôn, tôi lặng lẽ rời đi, nhưng biết phía sau ông đang trong vòng vây của các CCB khác. Cũng như đồng đội, dáng đứng của ông thẳng hơn, ánh mắt sáng hơn, bước đi mạnh mẽ hơn.

Phải chăng khi ở cùng đồng đội, chất thép ẩn bên trong những con người đã kinh qua máu lửa đạn bom lại bừng lên mạnh mẽ.

Tôi biết đã rất lâu rồi ông mới được vui như vậy. Hình ảnh ấy làm tôi nhớ lại chuyện khi còn nhỏ, vào các dịp lễ, tết, nhà tôi cũng thường có khách từ xa tới. Hầu hết là bạn đồng ngũ của bố- những người từng vào sinh ra tử trên chiến trường Tây Nguyên-Nam Lào.

Khi ấy, bố tôi thường trải chiếu ở sân đón khách. Ở đó, ông và các đồng đội của ông kể lại những chuyện cất trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ, còn mấy đứa chúng tôi ngồi xung quanh “nghe lỏm”.

Trong câu chuyện rì rầm hết đêm, tôi nghe có những kỷ niệm không phai mờ thời máu lửa; có nỗi lo cơm áo thường ngày; có niềm vui vì con cái học hành giỏi giang.

Có sự náo nức mừng vui ngày gặp lại, cũng có sự ngậm ngùi vì một phần cơ thể gửi lại chiến trường. Cũng có những giọt nước mắt khóc thương những người đã ra đi mãi ở tuổi đôi mươi trong những trận đánh.

Nhiều hơn cả là đau đáu về trách nhiệm của cựu chiến binh trước vận hội mới của đất nước. Cũng có nỗi buồn khi mỗi năm lại vắng đi một người.

Hôm nay, nhìn những CCB, có già có trẻ, quây quần bên nhau, tay bắt mặt mừng, tôi chợt nhận ra, sẽ là thiếu sót rất lớn, nếu như trong ngày hôm nay không viết về họ, về tinh thần “cựu mà không cũ, cựu mà mới” của CCB. Không chỉ viết, mà tôi còn muốn gửi vào đó sự tin yêu, quý mến và trân trọng nhất.

Được thành lập ngày 6/12/1989, Hội CCB Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho ý chí và quyền lợi của CCB, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng lãnh đạo.

Từ khi ra đời đến nay, Hội CCB Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, hoạt động tích cực, đúng hướng và có hiệu quả; làm tốt vai trò đại diện cho quyền lợi, ý chí của CCB, xây dựng nên truyền thống vẻ vang, trung thành, đoàn kết, đổi mới, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các cấp hội và hội viên vừa tích cực xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, xây dựng tổ chức hội trong sạch vững mạnh, vừa nỗ lực tham gia giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở; chủ động thi đua trên mặt trận xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giáo dục thế hệ trẻ.

Nhiều mô hình kinh tế của CCB không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần tạo việc làm cho lao động tại chỗ. Ảnh: TH

 

Ở tỉnh ta, với hơn 18.600 hội viên, hầu như ở bất cứ nơi nào, dù là xa xôi, hẻo lánh nhất, cũng có sự hiện diện của CCB. Các cấp hội, hội viên đã quán triệt, thấm nhuần và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai với tinh thần tích cực.

Gương mẫu là phẩm chất tốt đẹp, nói đi đôi với làm là phương châm hành động của mỗi CCB. Trong đời thường, các CCB luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng, gương mẫu ở tất cả các mặt trận, từ giúp dân xóa đói, giảm nghèo; xóa bỏ hủ tục; làm đường giao thông đến xây dựng thôn, làng “no đủ - vững mạnh - an toàn”.

Các CCB đã tích cực chống tham nhũng, lãng phí; tham gia các phong trào, các mô hình tự quản, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc; góp phần giữ vững ổn định chính trị, ổn định xã hội.

Nhiều CCB trở thành gương sáng trong tham gia chương trình phát triển kinh tế, các hoạt động xã hội, làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, đơn vị, cộng đồng, trở thành tấm gương cho các thế hệ trẻ noi theo.

Đặc biệt, Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”  có sức lan toả mạnh mẽ. Chỉ tính giai đoạn 2019-2024, hội viên CCB đã hiến hơn 34.000m2 đất, đóng góp trên 45.000 ngày công lao động để sửa chữa và làm mới 200km đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; đóng góp, ủng hộ trên 5.000m2 đất và gần 1 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa, hội trường, thôn, làng, tổ dân phố.

Bên cạnh đó, tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, phấn đấu giảm nghèo bền vững, làm giàu hợp pháp luôn được phát huy. Nhiều hội viên  mạnh dạn vay vốn để tổ chức sản xuất, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.

Theo thống kê, toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 14 hợp tác xã, 8 tổ hợp tác, 773 mô hình trang trại, gia trại và 98 cơ sở kinh doanh dịch vụ do hội viên CCB làm chủ, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hội viên nghèo giảm còn 7,8%.

Hằng năm, có trên 90% tổ chức hội được công nhận "Hội Cựu Chiến binh gương mẫu", 95% hội viên được công nhận "Cựu chiến binh gương mẫu", trên 90% gia đình hội viên đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa".

Cứ như vậy, ngày qua ngày, những CCB Việt Nam vẫn viết tiếp khúc quân hành giữa đời thường, dù lặng lẽ nhưng hào hùng.

Truyền thống trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân đã được tôi luyện, thử thách, khẳng định trong chiến tranh, trong quân ngũ càng được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Và vì vậy, họ luôn xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Quân đội và sự tin yêu của nhân dân.

Thành Hưng

   

Các tin khác

  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by