• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Khúc quân hành lặng lẽ

25/08/2021 13:14

Thời bình, không có nghĩa người lính bớt gian khổ và hy sinh. Có khác chăng, không có mưa bom bão đạn, mà họ vượt qua gian khổ, họ hy sinh và cống hiến trong lặng thầm. Bao giờ cũng thế, ở đâu khó khăn, ở đó có Bộ đội Cụ Hồ.

1. Từ ngày 25/8/1945, khi Đội giải phóng quân- tiền thân của Lực lượng vũ trang tỉnh được thành lập- đến nay, khúc quân hành vẫn luôn vang lên, khi hào hùng, sôi nổi, lúc lặng lẽ, sâu lắng, nhưng mãi thúc giục, cổ vũ, động viên bao thế hệ thanh niên lên đường, thực hiện hoài bão cao cả: Bảo vệ Tổ quốc, tô thắm thêm những trang vàng lịch sử truyền thống của Lực lượng vũ trang tỉnh.

Trải qua 76 năm cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc, vì quê hương, làm sao kể hết những ân tình quân dân thắm thiết. Những trang sử truyền thống viết bằng máu xương, bằng công sức của biết bao thế hệ, vẫn đang dày thêm theo từng năm tháng.

Trong những năm kháng chiến vất vả, gian lao mà anh dũng, lớp lớp cha anh, bằng niềm tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng và lòng trung với nước, với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc.

Những thế hệ chiến sĩ thời bình cũng miệt mài theo khúc quân hành, viết tiếp trang sử, dù lặng lẽ nhưng không kém phần hào hùng, luôn đi đầu, là nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, xóa đói giảm nghèo.

Ở bất cứ nơi nào, dù là xa xôi, hẻo lánh nhất đều in dấu chân chiến sĩ. Họ cùng ăn, cùng làm, cùng ở với người dân; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Ở tất cả các mặt trận, từ giúp dân xóa đói, giảm nghèo; xóa bỏ hủ tục; làm đường giao thông đến xây dựng thôn, làng “no đủ - vững mạnh - an toàn”…, đều in đậm dấu ấn của cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang tỉnh.

May mắn được nhiều lần đồng hành với những người lính trong Lực lượng vũ trang tỉnh, tôi nhận ra rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn xứng đáng với niềm tin yêu trong lòng dân, xứng đáng với tên gọi đầy tự hào: “Bộ đội Cụ Hồ”.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn rưng rưng xúc động khi nhìn lại bức ảnh một người lĩnh cõng trên lưng bà cụ lội qua dòng nước đục ngầu chảy xiết ở thôn Peeng Sal Pêng (xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei) do một đồng nghiệp chụp được trong cơn bão số 9 năm 2020.

Nhìn nét mặt bà cụ hiền hòa, không chút lo lắng khi được anh bộ đội cõng trên lưng băng qua dòng nước lũ, có thể nhận thấy rất rõ tình cảm, sự tin tưởng của người dân dành cho Bộ đội Cụ Hồ.

Hình ảnh đẹp đẽ về tình quân dân. Ảnh: Đắc Vinh

 

Còn hình ảnh nào đẹp hơn, dưới cơn mưa tầm tã, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 186 (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia H’Drai) giúp dân đào từng cây cột nhà, mò tìm từng tấm ván, từng cái nồi di chuyển lên vùng an toàn.

Suốt mấy ngày sau đó, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ quên ăn quên ngủ giúp nhân dân san từng nền nhà, vác từng cây gỗ dựng lại nhà cửa; tìm kiếm tài sản bị cuốn trôi; dọn dẹp trường học; khám bệnh, phát thuốc…

Cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Ia H'Drai giúp dân san nền nhà. Ảnh: Thành Hưng

 

Theo số liệu từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh mà tôi có được, trước và trong cơn bão số 9 năm 2020, đã có hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ thường trực và lực lượng dân quân tỏa về các thôn, làng ở Đăk Glei, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Đăk Hà và thành phố Kon Tum để khắc phục sạt lở và di dời nhà dân đến nơi an toàn; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa bão; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên các gia đình thiệt hại nặng nề do bão lũ.

Không ít cán bộ, chiến sĩ lăn xả suốt mấy ngày liền để giúp dân, đến khi trở về, căn nhà của chính mình cũng đang ngổn ngang thiệt hại.

Giữa hoang tàn sau lũ dữ, màu xanh áo lính góp phần đem lại hy vọng và niềm tin vào cuộc sống cho người dân.

2. Nhiều tháng qua, cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang tỉnh lại cùng hệ thống chính trị, các lực lượng và toàn dân bước vào cuộc chiến mới, dù không tiếng súng nhưng cũng đầy cam go, khốc liệt, với kẻ thù giấu mặt, vô cùng nguy hiểm- Covid-19.

Trên dọc dài biên giới, chỉ tính riêng từ ngày 1/5/2021 đến nay, đã có 94 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được Bộ CHQS tỉnh điều động tăng cường tại 8 Đồn Biên phòng, làm nhiệm vụ tuần tra, chốt chặn tại khu vực biên giới nhằm đấu tranh ngăn chặn các trường hợp vượt biên trái phép.

Ở tất cả các địa phương, lực lượng dân quân tự vệ cũng được huy động để theo dõi, quản lý công dân cách ly tại nhà; tham gia chốt kiểm dịch; bảo vệ khu cách ly; tuần tra, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng dịch.

Tại các khu cách ly tập trung, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ đầm đìa mồ hôi nấu những bữa cơm ngon, trao tận tay người dân đang thực hiện cách ly cũng trở nên quen thuộc, khiến “bức tranh” chống dịch thêm phần tin tưởng, bớt phần căng thẳng.

Rất nhiều người còn không biết tên chiến sĩ đã chăm sóc cho mình từng bữa ăn, giấc ngủ, viên thuốc ho, lọ dầu gió. Chỉ thấy đôi mắt sáng và ánh nhìn ấm áp sau lớp khẩu trang. Nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ để vun đắp tình quân dân thêm sâu đậm.

Nhìn Thiếu tá Lê Hữu Xuân (Ban CHQS huyện Đăk Hà) trong bộ quần áo bảo hộ y tế màu xanh, cẩn thận, chu đáo phát cơm cho từng người trong khu cách ly, tôi chợt nghĩ: Dù khoác lên màu áo nào, thì trong mỗi người lính vẫn vẹn nguyên tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Gắn bó khăng khít, chia sẻ, đồng cảm, ân cần với nhân dân, mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đang viết tiếp khúc quân hành, dù lặng lẽ nhưng hào hùng.

Bao giờ cũng thế. Ở đâu khó khăn, ở đó có Bộ đội Cụ Hồ!

Thành Hưng

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by