• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Kon Plông nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục

03/11/2024 13:00

Sau gần 2 tháng ổn định công tác dạy và học, đội ngũ nhà giáo và hơn 7.000 học sinh các trường học trên địa bàn huyện Kon Plông nỗ lực vượt khó đến trường và thầy cô giáo miệt mài “gieo từng con chữ”, phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục năm học 2024-2025.

Năm học 2024-2025, huyện Kon Plông có 29 trường học (chưa tính trường học thuộc Sở GD&ĐT quản lý). Trong đó có 10 trường mầm non (MN), 8 trường tiểu học (TH), 3 trường TH-THCS và 8 trường THCS. Có 18 trường đạt chuẩn quốc gia, gồm 6 trường MN, 6 trường TH, 6 trường THCS.

Toàn huyện có 3.094 HS được hưởng chế độ, chính sách bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP và Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Ngành GD&ĐT huyện Kon Plông kêu gọi các nhà hảo tâm, phụ huynh đóng góp thực hiện chế độ bán trú dân nuôi cho 1.334 HS; trong đó, Dự án nuôi em của Nhóm tình nguyện Niềm tin hỗ trợ 435 HS với mức 17.000 đồng/HS/ngày, Quỹ Trò nghèo vùng cao thuộc Dự án “Bữa cơm có thịt” hỗ trợ 899 HS với mức 10.000 đồng/HS/bữa ăn trưa đối với HSTH-THCS, 8.000 đồng/HS/bữa ăn trưa đối với HSMN.

Học sinh Trường THCS Măng Đen học môn tin học. Ảnh: Q.Đ

 

Ngoài ra, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, phụ huynh hỗ trợ gạo, rau, củ, nhu yếu phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho HS bán trú dân nuôi.

Thầy giáo Lê Văn Đồng- Phó trưởng Phòng GD&ĐT cho biết, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học 2024-2025. Trong đó, chỉ đạo các trường đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, phát triển các kỹ năng của người học như giáo dục cách học, cách nghĩ, khuyến khích tính tự học, tạo điều kiện để học sinh tự lĩnh hội tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, đa dạng hóa các hình thức học tập, tăng cường năng lực tự học của HS.

Đồng thời, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật gắn với ý thức tự giác học tập, rèn luyện, khát vọng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống cho HS.

Các trường học trên địa bàn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, TDTT, giáo dục đặc thù giúp HS có cơ hội gắn học tập với thực hành, nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kho video bài dạy minh họa, kho học liệu điện tử; xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học trực tuyến để hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL-GV.

Chăm lo bữa ăn trưa cho học sinh Trường PTDTBT THCS Ngọc Tem. Ảnh: QĐ

 

Các trường học trên địa bàn huyện tiếp tục thực hiện phân hóa HS và tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng; tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Trường học vùng đồng bào DTTS duy trì và nhân rộng mô hình “Vui học tiếng Việt” để tăng cường khả năng giao tiếp tiếng Việt cho HSDTTS; triển khai hiệu quả các mô hình học tập ban đêm tại các điểm trường, trường tổ chức bán trú như “Tiếng kẻng học tập”, “Giờ tự học”.

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc triển khai đồng bộ các phần mềm quản lý trong các trường, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT; tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử. Đồng thời, khai thác có hiệu quả Kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung của Bộ GD&ĐT để thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra, đánh giá trong nhà trường. Các trường học yêu cầu giáo viên xây dựng bài giảng e-learning, đóng góp vào kho bài giảng e-learning trực tuyến toàn ngành; triển khai mô hình giáo dục điện tử, lớp học thông minh ở những nơi có điều kiện; khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng các phần mềm trong dạy học.

Đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, triệt để chống bệnh thành tích trong giáo dục. Tăng cường kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục HS từng khối lớp theo chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng các hình thức đa dạng nhằm phát huy năng lực người học. Phân tích, đánh giá, so sánh với kết quả đánh giá thường xuyên của các đơn vị nhằm chấn chỉnh, thúc đẩy công tác quản lý, dạy học tại các cơ sở giáo dục.

Đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị để các trường đạt tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới của các cấp...    

Quang Định

   

Các tin khác

  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by