• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Ký ức 30/4

29/04/2024 06:01

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.

Trò chuyện với chúng tôi, ông A Cốp, 74 tuổi, dân tộc Giẻ- Triêng (thôn Đăk Si, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) cho hay, ông đi bộ đội từ năm 1968, tham gia nhiều trận đánh ở chiến trường Kon Tum, Gia Lai giai đoạn 1968-1975. Sau ngày đất nước thống nhất, do công tác trong lực lượng quân đội nên ông tham gia trong lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Camphuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt và giải phóng đất nước Campuchia (giai đoạn 1978-1979).

Đặc biệt, trong năm 1975, ông cùng đồng đội tham gia các trận chiến đấu ác liệt, góp phần cùng quân và dân ta giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3) và tỉnh Gia Lai (17/3), góp phần tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975).

Là người có công với cách mạng nhưng ông A Cốp không ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực làm kinh tế, chăm lo đời sống gia đình. Ảnh: CC

 

Ký ức trong ngày vui chiến thắng 30/4/1975 vẫn còn lưu giữ mãi trong tâm trí của ông đến tận hôm nay. Hàng năm, mỗi khi các địa phương tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (30/4), ông bồi hồi nhớ lại những giây phút hạnh phúc tràn ngập trong lòng với những hân hoan khó tả vào thời khắc lịch sử khi “non sông đất nước thu về một mối”.

Ông Cốp cho hay, khi ông và các sĩ quan trong đơn vị đang làm nhiệm vụ lập lại trật tự trị an, tuyên truyền nhân dân an tâm trở về nhà sinh sống sau ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975) thì nghe tin qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, quân ta đã đánh chiếm được Dinh Độc Lập- đầu não chính phủ của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng vô điều kiện.

Ông và các đồng đội trong đơn vị ôm chầm nhau mà nước mắt cứ chảy dài trên khóe mắt. Ai cũng khóc vì sung sướng và đong đầy niềm hạnh phúc. Những giọt nước mắt thể hiện niềm kiêu hãnh của những người lính từng vào sinh ra tử, tham gia nhiều trận chiến đấu ác liệt với kẻ thù.

Cũng như ông A Cốp, ông Nguyễn Đức Nhuận, 73 tuổi (thôn Tân Lập B, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà) không thể nào quên được niềm vui khó có thể diễn tả được bằng lời, chỉ có niềm hạnh phúc dâng trào tại thời khắc lịch sử trọng đại của Ngày chiến thắng 30/4/1975.

Ông Nhuận cho biết, quê ông ở Hưng Yên. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Như bao chàng trai lúc bấy giờ, 18 tuổi, theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, ông tình nguyện gia nhập quân đội vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Ông tham gia nhiều trận chiến đấu ác liệt với kẻ thù, năm 1973, ông bị thương ở chiến trường Quảng Trị với tỷ lệ thương tật 3/4.

Ông Nguyễn Đức Nhuận (trái) chia sẻ về niềm vui trong ngày chiến thắng 30/4/1975. Ảnh: C.C

 

Ông kể, trưa 30/4/1975, khi đang nằm điều trị vết thương ở bệnh xá quân đội, nghe mọi người hò reo vui mừng báo tin quân ta thắng trận, Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện, chế độ Ngụy quyền sụp đổ hoàn toàn, từ nay, đất nước được thống nhất. Vừa mừng vui, vừa vỡ òa hạnh phúc, nước mắt chảy dài trên gò má lúc nào không hay.

Ông chia sẻ, qua bao nhiêu năm chiến tranh, từ thời kháng chiến chống ách đô hộ của thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ xâm lược, đất nước Việt Nam bị mất mát khá nhiều. Gia đình ly tán, hàng triệu người con đất Việt đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường, những người may mắn còn sống sót trở về nhà sau cuộc chiến với thương tích đầy mình, gồng gánh nỗi đau về thể xác đến hết cuộc đời.

Bởi vậy, theo như lời tự sự của ông Nguyễn Đức Nhuận và ông A Cốp, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại là niềm vui không chỉ riêng của những người lính trực tiếp cầm súng đánh giặc mà là niềm vui chung của cả dân tộc Việt Nam anh hùng, dũng cảm, bất khuất, không bao giờ biết sợ bất cứ một kẻ thù xâm lược nào gây hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.

Đơn giản là vì hàng ngàn năm qua, kể từ khi lập quốc, trải qua các triều đại phong kiến đến chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đều mong muốn chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác và làm bạn bè với tất cả các nước trên thế giới.

Cao Cường

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by