• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn    Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội quý I/2023    Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số   

Xã hội

Làm gì với... thuốc lá?

04/12/2022 13:08

Tôi không mấy bất ngờ khi đọc thông tin từ Hội thảo Thực trạng, thách thức và giải pháp trong phòng chống tác hại của thuốc lá do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 23/11/2022 rằng, tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới.

Hoàng rất bối rối khi bắt gặp cậu con trai học lớp 7 lén tập hút thuốc lá trong nhà tắm. Hẳn là đang tập nên cậu bé bị ho vì sặc khói, nhờ vậy gia đình mới phát hiện.

Em hỏi kỹ rồi, trong nhóm bạn của nó có mấy bạn hút thuốc, các bạn rủ rê nhiều lần, thậm chí còn bị khích bác nữa. “Mày như con gái ấy, chúng nó nói con như vậy”, thằng bé kể với em- Hoàng buồn bã nói. 

“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe lắm”- thằng bé yếu ớt chống lại những lời dụ dỗ của chúng bạn bằng những kiến thức được người lớn trong nhà dạy dỗ.

Nhưng cuối cùng một bạn đưa ra dẫn chứng “bố cậu cũng hút thuốc đấy thôi, mà có làm sao đâu” làm cậu bé “đầu hàng”.

Tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới. Ảnh: H.L

 

May mà thằng bé mới tập tành hút vài lần đã bị phát hiện. Thế là chuỗi ngày tiếp theo, thằng bé sống trong cảnh “cha mắng mẹ răn”. Nhưng có một điều đáng lo ngại là thằng bé có thể mua thuốc lá ở bất cứ đâu, từ mua cả gói, cả cây đến 1 điếu.

Càng lo ngại hơn khi chính Hoàng vẫn chưa bỏ thuốc. “Phải từ từ anh ạ, em đã cố gắng không hút thuốc lá khi ở nhà hay trước mặt con nữa”- cậu ta nói.

Đó là một bước tiến đáng ghi nhận, nhưng thế là chưa đủ, cần phải “đoạn tuyệt” với thuốc lá.   

Sau hơn 20 năm hút thuốc, tôi quyết định bỏ thuốc vì nhiều lý do, và tôi nhận thấy đây là một quyết định đúng.

Về lý thuyết, tôi biết, thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút, trong dó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản.

Thuốc lá còn là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Cụ thể, tính chung trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Có thể gặp hình ảnh hút thuốc lá ở bất cứ đâu. Ảnh: HL

 

Không chỉ người hút mà những người hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra (còn gọi là hút thuốc lá thụ động) cũng có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em.

Dưới góc độ thực tế, suốt những năm hút thuốc, tôi nhận thấy rất rõ  tác hại của thuốc lá đối với cơ thể mình.

Tôi thấy mình không khỏe, miệng luôn đắng ngắt mỗi sáng thức dậy, ăn không thấy ngon hay ho khan, thường viêm mũi. Đặc biệt là hơi thở luôn ám mùi thuốc.

Nhưng xung quanh tôi vẫn có nhiều người hút thuốc lá. Ít nhất trong nhóm bạn thân của tôi có tới 5/7 người hút thuốc lá thường xuyên, vài ba người tự nhận rằng mình nghiện thuốc lá.

Điều đáng nói là, hầu hết trong số những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó, nhưng rất nhiều người mơ hồ khi nói về điều đó, và không đủ dũng khí để “nói không với thuốc lá”.

Vì vậy, tôi không mấy bất ngờ khi khi đọc thông tin từ Hội thảo Thực trạng, thách thức và giải pháp trong phòng chống tác hại của thuốc lá do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 23/11/2022 rằng tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới và ước tính người dân bỏ ra 49.000 tỷ đồng/năm để mua thuốc lá.

Điều đáng nói, Việt Nam áp dụng luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá từ tháng 5/2013, trong đó cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và khuôn viên cơ sở y tế, giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí cho trẻ em, cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy nổ, nơi làm việc, trường đại học, cao đẳng, học viện và các phương tiện giao thông công cộng.

Dù biết hút thuốc lá có nhiều tác hại, nhưng vẫn là thói quen khó bỏ của nhiều người. Ảnh: HL

 

Ở Kon Tum, chính quyền tỉnh và các ngành chức năng cũng đã có rất nhiều nỗ lực trong việc truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng như xây dựng môi trường không khói thuốc.

Tuy nhiên, theo thông tin đưa ra tại hội thảo kể trên, hiện nay nước ta có trên 15,4 triệu người hút thuốc, mỗi năm có khoảng 40 - 70 ca tử vong sớm vì các bệnh do hút thuốc.

Ở Kon Tum, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp người hút thuốc lá ở bất cứ đâu, từ quán cà phê, quán ăn, chợ, siêu thị đến bến xe, công sở, thậm chí bệnh viện.

Giá thuốc lá rẻ, lại được bày bán khắp nơi làm tăng khả năng tiếp cận và mua thuốc lá của thanh thiếu niên cũng như người có thu nhập trung bình đang là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ hút thuốc lá còn cao và giảm chậm, bất chấp những nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, hút thuốc lá thường là hành vi dễ thấy ở giới trẻ bởi suy nghĩ lệch lạc rằng hút thuốc lá là thể hiện sự sành điệu, cá tính, tạo sức hút. Hoặc thuốc lá là “phương tiện” giao tiếp. Trên thực tế, việc mời nhau một điếu thuốc trước khi bắt đầu câu chuyện rất thường thấy ở nhiều người.

Mặt khác, hành vi hút thuốc lá xảy ra nhanh khiến các lực lượng chức năng khó khăn trong việc xác định vi phạm để xử lý.

Phòng chống tác hại của thuốc lá là một chương trình lâu dài, cần có những chính sách mạnh mẽ về tăng thuế, xây dựng môi trường không khói thuốc, truyền thông hiệu quả.

Vì vậy, cần hoàn thiện hơn nữa chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá, trong đó có việc tăng thuế; quy định rõ ràng về quảng cáo và tiếp thị, khuyến mại, tài trợ liên quan đến thuốc lá.

Tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Nhất là hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm theo Nghị định 117/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Theo dõi chặt chẽ việc thực thi xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc theo quy định của pháp luật.

Về phía chúng ta, để xây dựng môi trường sống không thuốc lá, thông điệp thực sự rất đơn giản: Hãy đảm bảo rằng bạn, người thân và bạn bè đều nói không với thuốc lá. Muốn vậy, hãy đảm bảo mọi người đều được truyền thông đầy đủ và thường xuyên.

Sẽ không có được một môi trường không thuốc lá, nếu thiếu sự hợp tác và ý thức về tác hại của nó ở mỗi người dân.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Ngày mới ở Đăk Long
  • Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh lần thứ X
  • Di dời biển báo một chiều đường Thi Sách
  • Sa Thầy tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc và tín đồ tiêu biểu các tôn giáo
  • “Báu vật” của làng
  • Một vài suy nghĩ về nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính
  • Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế
  • Tập huấn hướng dẫn các tình nguyện viên tổ chức các hoạt động nhóm U10
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Mâu thuẫn trong lúc nhậu, anh trai phóng dao khiến em ruột tử vong
  • Bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
  • Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Hạn chế thất thu, ngăn ngừa trục lợi
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh: Giúp dân vùng biên vươn lên
  • Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cầu, cống trên công trình đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
  • Khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ vi phạm Luật  Lâm nghiệp trên địa bàn
  • Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by