• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Mở ra chân trời mới

20/04/2021 13:02

Cuốn sách gấp lại, cuộc đời mở ra. Phát huy văn hóa đọc cũng là cách để lĩnh hội tri thức và nuôi dưỡng tâm hồn… để mỗi người tự khai mở cho mình một chân trời mới.

Tôi nhớ như in, câu nói của M.Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” là một câu trong đề thi vào chuyên văn năm lớp 10 và cũng là đề thi đại học. Ngày ấy, đọc trúng đề, cơ thể run bần bật, nhưng cảm giác hụt hẫng đến vô cùng, bởi lẽ ngoài sách giáo khoa, bản thân đâu có đọc thêm loại nào, biết lấy gì làm dẫn chứng. Và tất nhiên, với kiến thức có hạn, vốn từ hạn hẹp, tôi chỉ may mắn đủ điểm đậu.

Cái thời đi bằng đường đất, ánh sáng để học ban đêm bằng đèn dầu. Ngoài sách giáo khoa, lũ trẻ nông thôn chúng tôi không có điều kiện tiếp cận với sách, truyện.

Học tiểu học, trường có thư viện, nhưng chỉ được đọc vào mỗi giờ ra chơi. Mà giờ ra chơi chỉ được 15 phút, với vốn đọc hiểu còn chậm, chúng tôi chỉ chạy ào ra xem tranh ảnh cho kịp giờ rồi vào lớp.

Đường sá khó khăn, bọn trẻ ở quê hiếm có cơ hội được ra thị xã nên cũng chẳng biết đến nhà sách là gì. Như tôi, 15 tuổi, số lần được ba chở đến nhà sách chưa đếm hết 1 bàn tay. Nói ra nhà sách cho oai chứ thực ra chỉ đứng trước quầy, nhìn vào, nhờ cô chú nhân viên lấy cho 1 bộ sách giáo khoa rồi đi về, chứ mấy khi được ba cho vào trong ngắm nghía.

Ít được tiếp cận với truyện nên trong bộ sách giáo khoa, tôi và đám bạn đều mê quyển Đọc truyện. Mua sách về, lần nào cũng giở ra đọc. Đọc hết lại lần tìm, đọc lại những câu chuyện ưa thích. Bởi vậy, cứ đến giờ đọc truyện, cô chưa dạy, đứa nào đứa nấy thuộc vanh vách.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Càng lớn, đi học, cơ hội đọc sách nhiều hơn. Nhưng tôi đọc sách khá chậm, do khả năng ghi nhớ đoạn, nhớ ý không cao. Bởi vậy, mỗi lần đọc phải rất tập trung, nhiều lúc say đắm trong từng câu chuyện và gần như không để ý đến mọi thứ xung quanh.

Tôi mê mùi sách cũ, màu sách cũ và cả giá tiền của sách cũ. Thời sinh viên, tuần nào cũng dạo đến tiệm sách cũ, mua vài cuốn về đọc. Rồi khi phát hiện có một nhà sách cho đọc sách miễn phí tại tiệm, cứ thế, lúc rảnh lại ghé đến, ngồi lùi vào một góc đọc. Đến mức nhân viên bán sách quen mặt, quen cả loại sách cần tìm.

Đọc sách giống như xem một bộ phim hay, rất hấp dẫn. Sách mang đến những cung bậc cảm xúc rất lạ.

Là cảm giác như được quay về tuổi thơ; hồi hộp, rung rinh như thuở mới yêu; là sự bịn rịn, lâm ly trong những câu chuyện ngôn tình; là sự mưu trí, thông minh trong từng cuộc chiến… Và rồi, những quyển sách cũng giúp tôi biết cách thấu hiểu, thông cảm với mọi người; biết cách chiêm nghiệm cuộc đời; cũng là động lực để vươn lên vượt qua khó khăn, thử thách...

Tôi thật sự bất ngờ trước vốn từ và khả năng viết văn của con chị bạn. Không phải ngẫu nhiên, một phần từ năng khiếu và một phần từ việc cậu con ham đọc sách.

Mới lớp 5, lớp 6 cậu đã đọc xong bộ Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Thủy hử và nhiều truyện, sách khác. Đọc nhiều, cậu trau dồi cho mình khả năng ghi nhớ, tổng hợp và tóm lược. Bởi vậy, từ những kiến thức trong sách kết hợp với thực tế, cậu khá thông minh và xử lýcác tình huống từ thực tế rất phù hợp. Ngẫm lại bản thân, tôi chợt thấy, dù mình có “não cá vàng” nhưng do đọc nghiền ngẫm nên lại nhớ rất dai, rất lâu những chi tiết, từ ngữ hay, ấn tượng trong những cuốn sách. Cứ góp nhặt, mỗi ngày lại cố gắng trau dồi, cải thiện vốn từ non yếu.

Đọc sách và đi làm, tôi càng thấy câu nói của M.Gorki đầy sâu sắc.

Thật sự bất ngờ khi nhờ vào sách mà nhiều hộ nông dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm; đưa những giống mới vào sản xuất cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác; cũng nhờ những thông tin bổ ích mà một chị bạn bị ung thư tìm thấy năng lượng sống tích cực; và cũng nhờ sách mà nhiều người kết nối với nhau, biết sẻ chia, biết nuôi dưỡng tâm hồn…

Tay vì cho xem điện thoại, tôi đang hình thành thói quen cho cậu con hơn 2 tuổi xem sách. Vui thay, những quyển sách, truyện ehon ít chữ, nhiều màu sắc, hình ảnh cũng trở nên thú vị, kích thích giúp cậu con ghi nhớ được nhiều hơn. Đặc biệt, những câu chuyện trong từng quyển sách cũng giúp con phát huy trí tưởng tượng, có sự liên tưởng đến khả năng diễn ra của sự vật, hiện tượng. Chỉ mong sao, qua những thông điệp hay, những câu chuyện nhân văn sẽ giúp con biết chia sẻ, cảm thông và yêu thương mọi người.

Cuốn sách gấp lại, cuộc đời mở ra. Phát huy văn hóa đọc cũng là cách để lĩnh hội tri thức và nuôi dưỡng tâm hồn… để mỗi người tự khai mở cho mình một chân trời mới.

Bình An

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by