• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Món quà trông trăng

28/09/2023 17:57

Đón Trung thu sớm ở trường được các anh chị tình nguyện viên từ Tỉnh đoàn, Huyện đoàn về tổ chức thật là tưng bừng, hào hởi. Mâm cỗ khá lớn đầy vun các loại bánh trái quen thuộc, trong đó, không thể thiếu những chùm chôm chôm chín đỏ, mấy trái bưởi căng tròn, những quả quýt vàng ruộm... Màn múa lân “hoành tráng” với hai chiếc đầu lân màu vàng, đỏ sặc sỡ cùng Tề Thiên vui nhộn, ông Địa lý lắc, có lẽ, chưa khi nào thu hút lũ trẻ đến vậy.

Hội vui trăng rằm. Ảnh: TN

 

Vui Trung thu vào một buổi chiều sao mà rộn ràng, ấn tượng. Và rồi, khi các anh chị đã rời đi trong chiếc ô tô cũ xa dần tay vẫy, thì Y Thao cùng các bạn tung tăng trở về vẫn còn mỗi đứa một phần quà. Đó là những chiếc lồng đèn cầm tay, đứa chiếc bóng kính ông sao, hình quả cầu hay lục giác, đứa chiếc đèn giấy hình cá, hình bướm, có đứa chỉ đơn sơ chiếc đèn làm từ vỏ lon bia... Bì quà trung thu dành cho mỗi đứa, chỉ cần nhìn qua lớp nilon trong suốt, có thể thấy ngay là hộp sữa nguyên kem, hộp sữa đậu nành, chiếc bánh trung thu nằm trong hộp nhựa vuông vức, kèm thêm mấy chiếc bánh quy, bánh xốp những viên kẹo dẻo kẹo dòn, lon nước trái cây in hình miếng cam, miếng dứa ... Ý kiến của Y Thao đưa ra, ngay lập tức đã được cả đám học sinh trong làng gật đầu nhất trí. Rằng món quà ấy sẽ được cất dành, đợi đến đêm rằm, phá cỗ cùng nhau...

Đúng hẹn. Tan học buổi chiều, cả bọn vội kéo nhau về, nhanh tay phụ giúp cha mẹ việc nhà, trước khi tề tựu tại nhà A Nhái. Nhà A Nhái tuy nhỏ, nhưng ngăn nắp, gọn gàng và nhất là có khoảng sân đẹp mắt. Phía trước mái hiên bằng tôn, vạt đất dài trồng sao nhái, mười giờ, ngũ sắc, cúc vàng đã nở hoa tươi thắm. Cây pơ lang và cây gỗ sao cao cao nơi góc sân in bóng dưới nền đất chan hòa ánh trăng.

Chưa đến 7 giờ tối, Y Thao và mấy đứa con gái đã tới. Chiếc bàn liếp tre được A Nhái dọn ra. Cùng với những phần quà được nhận tại trường, mâm cỗ trông trăng ở làng còn đậm đà thêm nhờ  những thứ “cây nhà lá vườn” quen thuộc. Gói củ mì vẫn còn ấm nóng của Y Thủy, nải chuối cơm chín vàng ruộm của A Tiến, bịch bắp rang giòn giòn của Y Nhàn.

Món quà Trung thu ý nghĩa. Ảnh: TN

 

Sau mấy ngày trời cứ sụt sùi lúc mưa lúc nắng, đêm Trung thu bỗng tạnh lại trong ngần. Trăng đã ngời ngợi, còn thêm ánh sáng từ bóng điện bên chái nhà A Nhái hắt ra, làm cho không gian càng thêm bắt mắt. Bọn trẻ ở làng, đứa lớp 1, lớp 3, đứa lớp 5, lớp 6 lâu giờ đã thân thiết như anh em, bạn bè, siêng chăm đi học. Cả bọn có mặt lúc lâu rồi, mà nhìn lại nhìn qua, vẫn thấy thiếu Y Hảo cùng lứa lớp 5.

Nhà Hảo không xa nhà A Nhái là bao, nên Y Thủy, Y Thao nhanh nhẹn chạy sang để gọi. Một lát, hai đứa bạn khoác tay Y Hảo trở lại. Y Thao nhẹ nhàng: “May mà kịp sang, chứ không thì Hảo cũng đành trốn gặp...”. Trong lúc Y Hảo vẫn im lặng, mím môi đứng một chỗ thì con Thủy đã tranh thủ kể... Thì ra, “sự cố” nho nhỏ khiến Y Hảo lưỡng lự, là với phần quà hôm trước, lẽ ra phải cất dành để cùng họp mặt, song nó đã lấy làm quà cho bà. Bà ngoại Hảo ốm lâu ngày, phải đi khám bệnh trên trung tâm y tế. Chút quà sao nói hết lòng thương, song hộp sữa, lon nước mà con cháu ân cần, khiến bà cảm động. Lại nữa, chiếc bánh trung thu với nhân thập cẩm có cả lòng đỏ trứng gà, lần đầu bà được nếm mùi, nhưng sau nhất quyết lại dành cho thằng em con Hảo... Phần quà đã dành biếu bà, nên Y Hảo ngại ngùng, không sang đón Trung.

Câu chuyện bé con khiến cả bọn cười xòa. Y Thao ôm vai, kéo con Hảo ngồi xuống đám đông đang hỉ hả. “Hảo giỏi nè, biết thương bà nè! Tụi mình phải học nó nhen các em!...”. Sau tiếng vỗ tay rất giòn, A Nhái bắt đầu nói vài lời, rồi cả bọn chung nhau phá cỗ.   

Ba từng nói với Y Thao rằng “làng mình, xã mình thuộc khu vực 3 đặc biệt khó khăn”. Thiếu thốn khó khăn thì mỗi tuổi lớn lên, nó càng thấy, càng hiểu. Tuy vậy, nhờ mấy lần được mẹ chở lên huyện, Thao mới thực sự nhận ra là làng mình xa đến thế nào... Vậy nên, dù có vất vả sớm hôm, ba nó mẹ nó vẫn chịu khó chắt chiu, một lòng cho con đi học. Người làng cũng chẳng chịu thua “một nắng hai sương” để trẻ em đến lớp đến trường.

Trung thu năm này rồi cũng đi qua, như mỗi lần Trung thu đến rồi đi theo hành trình năm tháng. Chỉ có những đứa trẻ trông trăng ở làng bây giờ, rồi sẽ lớn lên...

Thanh Như

 

                                                                                

 

  

   

Các tin khác

  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
  • Y Choai và giấc mơ dệt lại cuộc đời
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế
  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
  • Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5
  • [INFOGRAPHIC] Bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by