• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Mùng 3 Tết thầy

12/02/2024 13:09

Ngồi nghe các bạn học sinh rủ nhau đi chúc tết thầy cô giáo, tôi như thấy lại mình thuở thiếu thời, cùng chúng bạn xênh xang quần áo mới đạp xe trên con đường đất khấp khểnh vết chân trâu đi “Tết thầy”.

Bao mùa Xuân qua, tôi luôn giữ thói quen dạo phố vào mỗi sáng sớm, khi đường phố còn vắng bóng người, khi những tia nắng đầu tiên rơi xuống, khi gió xuân vuốt qua làm từng lá cờ Tổ quốc nhẹ vẫy.

Ấy là khi lòng tôi thanh thản nhất, nhẹ nhàng nhất!

Nhưng sáng xuân nay, một mình ngồi trong quán cà phê quen thuộc, lòng tôi lại nhói lên khi nghe mấy bạn trẻ bàn bên hỏi nhau rằng “Tết này mấy đứa kia có về không, để mùng 3 ta đi chúc tết thầy giáo”.

Câu nói của bạn trẻ đã chạm vào nơi mềm mại nhất trong lòng tôi!

Mãi ghi nhớ công ơn thầy cô giáo. Ảnh minh họa

 

Ngày ấy quê tôi nghèo, rất nghèo. Nhưng trong ký ức của tôi, người dân rất trọng chữ, trọng thầy. Mà hẳn là không riêng gì quê tôi, ở bất cứ vùng miền nào cũng vậy, tôi chắc thế, từ bao đời nay đều rất trọng chữ, trọng thầy.

Như nhà tôi, ăn- có thể ăn khoai, ăn sắn; mặc- quần áo có thể vá chằng vá đụp, nhưng nhất định con cái phải được đến trường, ít nhất cũng phải đọc thông viết thạo.

Vì nếu không thể học được lên cao, thành “người nhà nước”, thì chí ít bố mẹ cũng không mang tiếng, cũng không mất mặt vì có con mù chữ.

Tôi chưa bao giờ nghe dân làng hay bố mẹ tôi có hành động nào, lời nói nào “đụng chạm” đến thầy cô giáo, nói gì đến xúc phạm. Không có phụ huynh nào lên trường chửi mắng, dọa dẫm thầy cô giáo vì con mình bị phạt, bị tét vào đít cả.

Mọi hành xử đều cho thấy sự kính trọng thầy cô giáo dạy dỗ con em mình. Sự kính trọng ấy xuất phát từ tâm, chứ không màu mè, giả tạo.

Và kể cũng lạ, ngay từ khi học vỡ lòng, lũ con nít chúng tôi đã được làm quen với câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Khi lớn hơn, tôi biết, đó là truyền thống, là văn hóa, được thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.

Tôi vẫn còn nhớ “Tết thầy” đầu tiên, năm tôi vào lớp 1. Từ trước tết, bố tôi đã dặn mẹ chuẩn bị quà để mùng 3 đưa tôi đi chúc tết cô giáo. Mấy năm trước chị tôi cũng được bố dẫn đi, nay chị đã lớn, tự đi với bạn.

Đúng lịch, sáng mùng 3, sau khi làm cơm cúng gia tiên xong, bố đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau, tay xách túi quà. Gọi là quà cho oách, thực ra chỉ là vài chục quả trứng gà mà thôi. Bố nói, quý là ở tấm lòng, ở sự biết ơn công lao kèm cặp, dạy dỗ của cô giáo.

Nhà cô ở cùng làng nên chỉ đi bộ. Vừa đi tôi vừa run, vì cô giáo là người nghiêm khắc. Cây thước bằng gỗ mít to bản, dài 60cm của cô giáo là nổi khiếp sợ của đám con trai nghịch như quỷ sứ, vì đứa đào cũng từng “được” cô “tặng” cho mấy thước vào mông.

Tôi sợ nhất là đến chúc tết mà bị cô “kể tội” nghịch ngợm, phá phách không cho bạn học bài, thậm chí trốn học ra ngoài cánh đồng bắt cua, bắt cá.

Nhưng may mắn thay, “Tết thầy” đầu tiên diễn ra rất suôn sẻ, rất vui. Không chỉ “an toàn”, mà khi ra về, tôi còn được cô mừng tuổi cho một vốc kẹo to tướng.

''Mùng 3 Tết thầy'' là để bày tỏ sự biết ơn đến thầy cô. Ảnh: LH

 

Giờ nhắc lại, tôi vẫn nhớ dáng người gầy nhỏ của cô tiễn chân bố con tôi ra cổng. Cô còn nháy mắt như muốn nói “yên tâm đi nhóc, mấy cái trò nghịch ngợm của nhóc chỉ có cô trò mình biết”.

Từ năm lớp 2, vì đã “lớn”, nên ngày tết, sau khi hoàn tất khâu chúc tết nội, ngoại, tôi được phép đi chơi với chúng bạn.

Và lạ thay, dù có đi chơi đâu chăng nữa, thì chúng tôi vẫn chọn ngày mùng 3 để đến chúc tết thầy, cô giáo chủ nhiệm. Tụ tập nhau ở trường, chúng tôi rồng rắn đạp xe đến nhà thầy, cô giáo.

Đại diện lớp tặng thầy cô những món quà rất nhỏ, thường là cây bút, cuốn sổ mà cả lớp góp tiền, tất nhiên là không thể thiếu bó hoa được hái vội từ vườn nhà, nhưng có hề gì, khi đó là tấm lòng thơm thảo của chúng tôi.

Điều đặc biệt là tôi để ý thấy thầy cô của mình có rất nhiều anh chị các khóa trước về thăm. Có một số anh chị đã có gia đình, có con, vẫn tay bồng tay bế, dắt díu nhau về chúc tết thầy cô giáo.

Những lúc như thế thật vui. Chuyện trò trên trời dưới đất, nhưng rồi bao giờ cũng nhắc đến việc học hành. Thầy cô mừng tuổi, rồi dặn dò chúng tôi học tốt  để có tương lai tốt đẹp.

Còn đám học trò thì nhao nhao chúc thầy cô luôn mạnh khỏe, và… bớt nghiêm hơn “cho con nhờ”. Thế là lại cười váng lên. Còn các anh chị lớn thì ngồi rủ rỉ  ôn lại chuyện cũ, có chị thút thít khóc khi thấy thầy cô mình già đi trông thấy.

Trước khi ra về, bao giờ thầy cô giáo cũng chiêu đãi học trò một món gì đấy, đơn giản thôi nhưng thân tình và ấm áp.

Sau đó “tùy nghi di tản”, nhưng hầu hết sẽ lại rồng rắn kéo nhau đến thăm, chúc tết thầy, cô giáo cũ.

Ban đầu, được bố dẫn đi chúc tết cô giáo làng, chị em tôi chỉ nghĩ đơn giản là đi chúc tết thôi. Nhưng sau này thì hiểu rằng, “mùng 3 Tết thầy” không đơn thuần là đi chúc tết, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. 

Theo các nhà nghiên cứu, câu thành ngữ trên nói lên rằng, việc chúc tết cha mẹ, thầy cô giáo là đạo lý mà mỗi người phải (hoặc nên) hoàn thành trong những ngày đầu năm mới. Đồng thời, câu nói đó hàm chứa ý nghĩa phân chia ngày thăm tết với mong muốn sum vầy cùng cha mẹ, thể hiện đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn.

Mùng 1 Tết cha là thăm chúc tết bên nội, kể cả hương khói ông bà. Tương tự, mùng 2 Tết mẹ là thăm chúc tết bên ngoại. Đến mùng 3 thì thăm thầy, là ngày để bày tỏ sự biết ơn đến thầy cô, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Cũng ngụ ý, người thầy được tôn kính ngang với cha mẹ, trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Năm tháng trôi qua. Tôi dần trưởng thành. Chúng tôi không còn là những cô, cậu học trò “đứng sau ma quỷ” như ngày nào. Rời mái trường phổ thông, đứa vào đại học, cao đẳng, đứa ở nhà chật vật mưu sinh.

Nhưng vào dịp tết nếu tụ họp được, chúng tôi vẫn giữ nếp cũ: Ngày mùng 3 đến chúc tết thầy cô. Chúng tôi nói nhiều hơn, kể nhiều hơn. Còn thầy cô ngồi nghe, ánh mắt ấm áp yêu thương, rồi hỏi thăm đứa này đứa kia.

Có lúc tất cả cười vang, khi thầy trò cùng nhau nhắc về những kỷ niệm vui. Cũng có lúc  không khí chùng xuống  khi nhắc đến một ai đó đã đi xa, hay những sóng gió cuộc đời.

Dù thế nào đi nữa, với chúng tôi, những ngày “mùng 3 Tết thầy” ấy luôn ấm áp và ý nghĩa!

Cuộc sống đẩy đưa, tôi tiếp tục đón những cái tết tiếp theo trong cuộc đời trên quê hương mới với nhiều sắc thái khác nhau. Chỉ tiếc một điều, lâu thật lâu tôi mới có dịp về quê ăn tết, mới có dịp đi “Tết thầy” cùng bạn bè.

Vì thế, những hình ảnh “mùng 3 Tết thầy” đã lâu lắm rồi vẫn được tôi xếp riêng vào một góc ký ức, cứ mỗi dịp tết lại “mở ra” mà nhớ, mà thương.

Và sáng đầu xuân này, ngồi nghe các bạn trẻ bàn nhau đi chúc tết thầy cô, tôi như thấy lại mình cùng chúng bạn xênh xang quần áo mới đạp xe trên con đường đất khấp khểnh vết chân trâu đi “Tết thầy” thuở thiếu thời./.

Lê Hải

   

Các tin khác

  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
  • Tu Mơ Rông: Khắc phục khó khăn trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Thành phố Kon Tum tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo đợt II năm 2025
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đồng thuận, hưởng ứng cao bước đột phá về thể chế
  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh
  • ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by