• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Xã hội

Mưu sinh từ nghề sửa quần áo “lưu động”

09/05/2024 06:16

Trên những tuyến đường tại thành phố Kon Tum, không khó để tìm một “cửa hàng” sửa quần áo “lưu động”. Phần lớn các “cửa hàng” này tập trung ở những vị trí có đông người qua lại. Chỉ với một chiếc xe đẩy, máy may, máy vắt sổ và phấn, chỉ, cúc, thợ sửa quần áo mưu sinh, bám trụ với nghề qua năm tháng.

Vốn là thợ may gia đình tại huyện Đăk Tô, vì lý do kinh tế, công việc may vá không phát triển được nên chị Hồ Thị Mỹ Hạnh (47 tuổi) quyết định lên thành phố Kon Tum lập nghiệp bằng nghề sửa quần áo “lưu động”. Để làm nghề, chị đã đầu tư thiết kế “cửa hàng” gần 10 triệu đồng, gồm xe đẩy, máy may, máy vắt sổ, chỉ, kéo, kim. “Cửa hàng” của chị đặt tại góc đường Ngô Quyền (phường Quyết Thắng). Tất cả các khoản chi tiêu sinh hoạt của gia đình từ ăn uống, điện, nước và học hành của con đều dựa vào nghề sửa đồ “lưu động” này.

Chị Hạnh đã gắn bó với nghề sửa quần áo hơn 15 năm ở khu vực đường Ngô Quyền, khách hàng sửa quen, rồi giới thiệu cho nhau nên nhiều người đến sửa, chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân và người dân quanh khu vực đường Ngô Quyền. Thỉnh thoảng, chị cũng nhận thêm hàng từ các tiệm may khác đem đến nhờ sửa.

Chỉ với một chiếc xe đẩy, máy may, máy vắt sổ, chỉ, cúc, thợ sửa quần áo mưu sinh, bám trụ với nghề qua năm tháng. Ảnh: M.V

 

Theo chị Hạnh, ngày bình thường chị thu nhập được trên dưới 300.000 đồng; còn vào mùa lạnh hoặc tết, có thể từ 500.000 - 600.000 đồng. Để có được số tiền ấy, chị phải quần quật làm từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối mới về. Nếu đồ nhận dồn dập không thể làm trong ngày thì chị phải tăng ca đến tận hơn 9 giờ tối để sáng hôm sau giao kịp cho khách.

“Ngồi từ sáng tới tối, có ngày sửa được 25 - 30 cái quần, áo các loại, ngày vắng khách cũng được 10 - 15 cái. Cũng nhờ nghề sửa quần áo mà gia đình có thu nhập trang trải cuộc sống”- chị Hạnh chia sẻ.

Khu vực của chị Hạnh có thêm 5 người làm nghề sửa quần áo, mỗi người tự tìm cho mình một góc thuận tiện để làm, nhưng không quá gần nhau. Theo chị Phạm Thị Hương (40 tuổi, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) - thợ sửa quần áo khu vực đường Ngô Quyền, làm nghề sửa quần áo có khi còn khó hơn cả thợ may đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, kiên trì, chịu khó, cần mẫn và chiều ý khách. Khách tới sửa đồ ai cũng với tâm lý muốn nhanh, đẹp và rẻ, nên người thợ phải nắm bắt được tâm lý chung đó để làm cho tốt.

Ngày bình thường thợ sửa quần áo kiếm được hơn 300.000 đồng. Còn vào những mùa lạnh hoặc Tết có thể kiếm từ 500.000 - 600.000 đồng. Ảnh: MV

 

Trong khi đó chị Hoàng Thị Liên (42 tuổi, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) cho biết, trung bình mỗi ngày chị kiếm được khoảng 300.000 đồng, trừ chi phí, mỗi tháng thu được hơn 6 triệu đồng, nên cuộc sống của gia đình cũng đỡ vất vả hơn. Đa số khách đến sửa lai quần, thay khóa, thu vào hoặc nới rộng vòng eo, may túi. Tiền công cho mỗi công đoạn từ 5.000 - 100.000 đồng/chiếc (tùy theo mức độ sửa).

“Chúng tôi phải chịu khó, có những lúc không có khách vẫn phải ngồi để đợi khách tới, bởi đa số khách của tôi bây giờ là khách quen, mình mà nghỉ thì họ sẽ không tới nữa. Để áo, quần sau khi sửa được đẹp và vừa vặn, tôi phải tư vấn thêm cho khách, hướng dẫn khách sửa sao cho phù hợp theo ý họ”- chị Liên cho hay.

Điều đáng khâm phục ở những người thợ sửa quần áo “lưu động” là làm việc tỉ mẩn, chuyên nghiệp. Mỗi khách đến sửa đồ đều được thợ ghi nhanh địa chỉ, số điện thoại và yêu cầu của khách vào giấy, kẹp lại rồi xếp ngay ngắn. Nhiều thợ lâu năm còn có cuốn sổ, ghi lại số đo của những khách quen.

Chị Trần Thị Lan (38 tuổi, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum) - khách hàng quen của chị Hoàng Thị Liên nói: “Tôi thường mang những bộ quần áo cũ đến đây sửa. Thường sửa ở đây rất đẹp và rẻ nữa. Tuy phải chờ khá lâu mới lấy được đồ vì lượng khách của chị Liên rất đông, nhưng khi nhìn thấy thành phẩm theo đúng ý mình, tôi rất hài lòng và cảm thấy công chờ đợi là xứng đáng”.         

Mai Vàng

   

Các tin khác

  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by