• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Ngục Kon Tum trong tôi

13/12/2021 18:34

Bài văn đầu tiên của tôi được điểm 9 là viết về Ngục Kon Tum.

Khu di tích Ngục Kon Tum. Ảnh: Thế Binh

 

Cách đây 18 năm về trước, cô giáo ra đề bài kiểm tra 1 tiết (bài viết văn về nhà): Thuyết minh về một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Nhận được đề bài, học sinh trường làng chúng tôi cũng lăn tăn, lo lắng lắm. Bởi từ thuở cha sinh mẹ đẻ, không được đi đâu ngoài những bãi bồi, ruộng, rẫy, làm sao biết được địa điểm nào, khu di tích nào để thuyết minh.

May mắn, trong các bài học, chúng tôi được biết về Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum. Và rồi, trong hình dung mơ hồ ấy, chẳng biết động lực nào, tôi quyết chọn sẽ  tìm hiểu và viết về Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum.

Không “mục sở thị” thì khó lòng hiểu để thuyết minh. Nghĩ vậy, tôi xin mẹ được tự tìm đến tham quan, tìm hiểu về khu di tích. Mẹ khá e ngại, bởi lúc đó tôi mới 13 tuổi và chưa bao giờ tự đạp xe đi ra thị xã. Nhưng rồi, dưới sự quyết tâm của con gái, mẹ đành bấm bụng đồng ý.

Sáng mùa đông năm ấy, gió thổi thông thốc, tiết trời lạnh như cắt da cắt thịt. Tôi cùng 1 người bạn chuẩn bị bút, vở, đạp chiếc xe cà tàng, vượt 15km ra thị xã. Đường xấu, dốc cao, gió thổi ngược nhưng cả hai đều rất phấn chấn, xua tan mệt mỏi. Phải gần 2 tiếng đồng hồ, qua rất nhiều lần hỏi đường, chúng tôi tới được khu di tích lịch sử.

Nhìn thấy cánh cổng, hai đứa đã hét lên vì vui mừng. Nhưng, càng đến gần, cảm giác càng hồi hộp. Trước đó, trên quãng đường đi, trong đầu hình dung về mọi thứ. Thế mà, khi đến nơi, lại ngẩn người ra. Phải đến khi bác bảo vệ cất giọng hỏi, hai đứa mới giật mình, thỏ thẻ kể việc tìm hiểu để làm bài tập. May mắn, bác ân cần hướng dẫn rồi giữ xe hộ nên chúng tôi thoải mái tham quan.

Chắc chẳng có mấy ai đi tham quan di tích vào buổi trưa như thế. Vắng lặng. Chỉ có tiếng gió làm những tán xà cừ và những hàng trúc bao quanh xào xạc. Lặng lẽ tiến đến phía tượng đài sừng sững, chúng tôi chấp tay, cúi đầu, lòng thầm gửi đến niềm biết ơn sâu sắc.

Không người thuyết minh, cũng chẳng có điện thoại chụp, hai đứa cẩn thận quan sát các khu vực, ghi chép lại đàng hoàng để tiện cho việc viết bài sau khi trở về. Về phía khu mộ, đọc từng dòng tên của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, cảm giác thật khó tả. Không phải sợ, cũng chẳng phải lo lắng mà là cảm giác của lòng biết ơn. Tôi nhớ, sau khi trở về, trong bài văn tôi từng viết: “Các anh đã oai hùng về với đất mẹ và sống mãi trong lòng người dân Việt”.

Bước lên tầng 2, nhìn những xiềng xích, gông, cùm... kèm những hàng chú thích ngắn gọn, tôi tự mường tượng, hình dung ra cảnh tra tấn dã man thời bấy giờ. Lại đi dạo ra phía xa, tôi ghi đầy đủ những dòng chữ trên bia đá: “Gò đất này do những người tù chính trị đắp lên bằng những hình thức lao động khổ sai trong suốt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1931 để thực hiện xây dựng cầu bắc qua sông Đăk Bla của thực dân Pháp”.

Trong ý thức còn non nớt của một đứa học trò, việc hiểu sâu vấn đề có lẽ là chưa, nhưng qua những cảm nhận thực tế, phần nào hình dung được sự khổ sai, sự ác nghiệt của thực dân Pháp. Từ ấy, tôi như hiểu ra, thêm tự hào, cảm phục tấm lòng quả cảm, sự hy sinh quật cường, anh dũng của các bậc anh hùng đi trước.

Lao trong, lao ngoài, nơi nào cũng in dấu chân hào hùng của các anh hùng liệt sĩ. Mỗi bước chân của các anh đi qua thể hiện rõ bản lĩnh, khí phách hiên ngang của chiến sĩ cộng sản trước sự tra tấn dã man của kẻ thù. Tham quan hết Ngục Kon Tum, quyển sổ cũng chi chít chữ. Ở mỗi nơi, tôi đều tỉ mỉ ghi lại các chi tiết và cả cảm xúc của chính mình.

Trở về nhà trời cũng sẩm tối. Bữa cơm tối, tôi không quên kể câu chuyện về chuyến tham quan đặc biệt cho cả gia đình nghe. Và để không ngưng mạch cảm xúc, đêm đó, tôi đặt bút viết. Chưa bao giờ, bài văn được viết nhanh đến thế, súc tích đến thế.

Tôi nhớ, bài viết được cô đọc lên để cả lớp cùng nghe. Sau bài ấy, nhiều bạn trong trường cũng rủ nhau đạp xe tìm về Ngục Kon Tum. Và từ sau đó, cứ có dịp, chúng tôi lại đạp xe về thăm Ngục, thắp nhang tri ân đến các anh hùng liệt sĩ.

Ngày nay, đường sá thuận tiện hơn, học sinh ở thành phố cũng có nhiều dịp được ghé đến Ngục. Nhưng không biết, trong số đó, có ai như lớp học sinh trường làng chúng tôi ngày ấy, trân quý từng khoảng thời gian được tham quan Ngục, được hiểu những câu chuyện hào hùng để khơi dậy niềm tự hào, biết ơn!

Thời gian qua đi, có nhiều dịp được về Ngục, nhưng lần nào cảm xúc trong tôi cũng nguyên vẹn như thuở đầu đặt chân đến. Cứ đến đây, những câu thơ của chiến sĩ cách mạng kiên trung - Hồ Tùng Mậu lại ùa về: “Tám mồ chiến sĩ táng kề nhau/ Nấm mới vun thêm, giậu mới rào/ Thế phách dẫu vùi miền đất trắng/ Tinh thần còn tỏ giữa trời cao/ Khí xông mất vía phường cai trị/ Máu đổ kinh hồn tụi xếp lao/ Sớm tối đi về lòng thổn thức/ Thấy người nằm đó nghĩ mình sao?”.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by