• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Xã hội

Người đi đầu xóa hủ tục ở Ya Xiêr

29/09/2022 13:05

Đồng bào DTTS ở xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) yêu quý già làng A In (làng O) vì bao năm qua, ông luôn khuyên bà con nói điều hay, làm việc tốt. Và bây giờ, ông là người đi đầu trong việc xoá bỏ hủ tục.

Theo giới thiệu của chính quyền địa phương, chúng tôi dễ dàng tìm đến nơi ở của già làng A In. Ở tuổi 65, già làng A In vẫn minh mẫn, rắn rỏi như cây kơ nia đầu làng. Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà cấp bốn khang trang, sạch sẽ, già A In kể lại câu chuyện bản thân từng bước đẩy lùi những hủ tục ra khỏi làng.

Sinh ra và lớn lên từ làng, từ khi còn bé, những hủ tục, phong tục của người dân nơi đây đã ăn sâu vào tiềm thức của ông, mãi khi lớn lên ông mới ngộ ra, đó là một trong những nguyên nhân khiến cái nghèo quanh quẩn mãi với dân làng. Với vai trò là Chủ tịch UBND xã từ năm 1996 – 2004, sau đó là Bí thư Đảng ủy xã Ya Xiêr từ 2004 – 2014 và trở thành già làng, người có uy tín của làng O khi nghỉ hưu, ông A In luôn nỗ lực hết mình trong việc vận động bà con xóa bỏ các hủ tục.

Ông kể, ngày trước mỗi khi khai hoang trồng lúa, cho đến khi thu hoạch, cất lúa vào kho, bà con nơi đây phải trải qua 4 lần cúng “thần rừng”. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, mỗi lần cúng có thể con heo nhỏ hoặc to, như vậy mỗi mùa lúa đều phải tốn một khoản chi phí rất lớn.

“Tôi thấy như thế rất phung phí, lúc khai hoang chỉ cần cúng 1 lần để tạ ơn thần rừng là sau này có thể tiếp tục canh tác, việc gì mà phải cúng nhiều lần, năm nào cũng cúng. Bà con cứ sợ rằng, nếu không cúng, “thần rừng” sẽ không phù hộ, mùa màng không có thu hoạch. Thế là tôi tự bỏ các nghi lễ cúng, sau đó tiếp tục trồng và chăm sóc cây trồng thật tốt, cuối năm mùa màng bội thu vậy là bà con tin ngay” – ông A In kể lại.

Ông A In (đứng) đi đầu trong việc tuyên truyền, xóa bỏ hủ tục ở địa phương. Ảnh: V.T

 

Cũng trong thời gian giữ chức Chủ tịch UBND xã, ông đã đi đầu xóa bỏ hủ tục tổ chức đám cưới dài ngày. Năm 1997, khi chuẩn bị tổ chức đám cưới cho con trai, ông đắn đo giữa việc chọn lựa đám cưới truyền thống của người Ja Rai là tổ chức 3 – 4 ngày hay chỉ là một buổi. Ông quyết định thay đổi để bà con học theo, ông đi tìm chỗ thuê rạp dựng làm đám cưới, sau đó làm một con bò và thuê người đến nấu. Đám cưới chỉ tổ chức trong một buổi trưa, nhanh gọn nhưng trang trọng và gây được ấn tượng với bà con trong xã. Sau lần đó, nhiều gia đình học theo ông, tổ chức đám cưới trong một buổi, thuê dịch vụ nấu nướng, vừa tiết kiệm được tiền và thời gian để gia đình làm nhiều việc khác.

Cũng thời điểm này, hủ tục cúng bái khi đau ốm vẫn đang hoành hành trong dân làng, không ai chịu đến trạm y tế khi đau ốm. Bởi khi đó, thầy cúng có quyền năng khiến cả già lẫn trẻ phải tin và nghe theo, thầy cúng phán cúng con gì sẽ khỏi bệnh bà con cũng về mua và cúng ngay, bất kể là trâu hay bò.

Để người dân không còn tin thầy cúng, ông A In đã không ngừng tuyên truyền, vận động bà con đến trạm y tế khám trước nếu không khỏi hãy đến thầy cúng. Và sau nhiều lần bản thân ông đến trạm y tế khám và lấy thuốc, không cần đến thầy cúng nhưng vẫn khỏi bệnh, dân làng đã có niềm tin vào y tế, việc cúng bái khi đau ốm dần bị lãng quên.

Bên cạnh những hủ tục đã được xóa bỏ, già A In vẫn còn trăn trở với hủ tục “nợ miệng”. Già kể, theo phong tục của người Gia Rai, khi gia đình nào có đám tang đều phải mổ trâu, bò, dê cùng dân làng ăn uống 3-4 ngày. Ngoài ra, bà con thân thuộc cũng đưa trâu, heo, dê đến cùng với gia đình để giết thịt, tổ chức lễ tang. Gia chủ phải ghi nhớ số người mang gia súc đến để sau này nhà ai có tang sẽ phải mang đến con vật ngang giá trị để trả nghĩa. Số lượng gia súc được mang đến đám tang càng nhiều, thì dân làng tổ chức ăn uống càng lâu, gây tốn kém, ngoài ra, các gia đình lại phải tiếp tục trả nợ, ảnh hưởng đến tích lũy, phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ có vậy, dân làng không lao động, sản xuất trong thời gian tổ chức đám tang, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.

Già A In lấy ví dụ, tháng 3 vừa rồi, nhà ông A Mo ở làng Rắc có đám tang, gia đình, người thân, bạn bè mang đến tổng cộng 13 con bò, hơn 20 con heo, chưa tính gà, vịt. Đám tang được tổ chức 3 ngày với gần 300 người  ăn uống, tốn kém ước tính hơn 200 triệu đồng.

Ông nói: “Là già làng, tôi hoàn toàn nhất trí chủ trương của Đảng và Nhà nước, phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển kinh tế gia đình, cùng nhau từng bước xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp gây lãng phí tốn kém cho gia đình và dân làng”. Và ông A In “hiến kế”, thay vì mang trâu, bò, heo tới đám tang, người dân có thể mang tiền tới viếng tùy theo khả năng kinh tế của gia đình.

Ông Nguyễn Văn Niệm – Chủ tịch UBND xã Ya Xiêr cho biết: Già A In là một trong những già nhận thức tốt về việc cần xóa bỏ hủ tục. Nhờ có già, mà nhiều năm qua, hủ tục của bà con ở làng O nói riêng và xã Ya Xiêr nói chung đã đang dần được đẩy lùi. Việc xóa bỏ hủ tục cần thời gian dài và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp để dần thay đổi được nếp nghĩ, thói quen ăn sâu vào tiềm thức lâu nay của bà con.       

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Đăk Hà tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân trong vụ nổ đầu đạn
  • Hội thảo Đề tài khoa học "nhận diện và ngăn chặn xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum: những vấn đề lý luận và thực tiễn" 
  • Dưới mặt đất hiền lành - Bài 2: Nỗi đau ở lại
  • Ngành Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh chuyển đổi số
  • Phòng ngừa cháy, nổ trong mùa khô
  • “Ngày đoàn viên” năm 2023 tại Đăk Tô
  • Khó khăn, vướng mắc trong giải quyết TTHC liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu giấy
  • Nổ đầu đạn khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương
  • Đăk Tô: Nỗ lực xóa nhà tạm cho người nghèo
  • Đăk Hà: Ưu tiên đầu tư phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đăk Hà tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân trong vụ nổ đầu đạn
  • Hội thảo Đề tài khoa học "nhận diện và ngăn chặn xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum: những vấn đề lý luận và thực tiễn" 
  • Dưới mặt đất hiền lành - Bài 2: Nỗi đau ở lại
  • Ngành Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh chuyển đổi số
  • Phòng ngừa cháy, nổ trong mùa khô
  • “Ngày đoàn viên” năm 2023 tại Đăk Tô
  • Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra
  • Khó khăn, vướng mắc trong giải quyết TTHC liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu giấy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP
  • Chùm ảnh: Người Gia Rai gìn giữ nghề dệt truyền thống

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by