• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Xã hội

Nhớ mãi chuyến vào đường hầm, thác nước Hang Dơi

20/06/2024 06:03

Từng có nhiều năm gắn bó với ngành NN&PTNT tỉnh, tôi có nhiều chuyến đi xuyên rừng, từ đỉnh núi Ngọc Linh với nhiều huyền thoại đến đỉnh núi Chư Mom Ray kỳ bí và các thác nước đẹp trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Trong các thác nước tôi đến, điều khiến tôi ngỡ ngàng là sự kỳ bí về đường hầm, thác nước Hang Dơi ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray.

Để khám phá thác nước Hang Dơi, tôi chọn thời điểm giao mùa, thời tiết không quá khô hạn, không quá ẩm ướt, các suối chưa cạn kiệt nước. Trong chuyến khám phá đó, tôi được Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tạo điều kiện, cử cán bộ và mời đại diện các hộ nhận khoán bảo vệ vườn theo cùng để vừa đi tuần tra, vừa giới thiệu về thác nước. 

Đợi mặt trời lên, sương mù tan, chúng tôi cùng các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng ở thôn Nhơn Bình, xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy theo lối mòn nhỏ tiến vào Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Khu vực rừng gần rẫy là rừng cây hỗn giao, trong đó có nhiều tre nứa. Rừng cây thâm u, tịch mịch. Không đi giày, nhân viên vườn và các hộ nhận khoán đi ủng, còn tôi đi dép rọ để nhẹ chân và tiện khi lội suối. Vào rừng được hơn 1km, chúng gặp một con suối. Lội dọc theo suối, chúng tôi cứ thế tiến sâu vào rừng. 

Thác Hang Dơi. Ảnh: VN

 

Dọc theo suối dốc có nhiều đá to như chồng lấn, như nghênh đón chúng tôi. Nước suối lượn theo đá, ghềnh đá khi chảy róc rách, khi ào ào. Vừa cặm cụi đi, chúng tôi vừa nói chuyện. Như đón khách lạ, lũ chim rừng không hoảng sợ mà báo động nhau cùng hót, khiến chúng tôi ai nấy đều phấn khích. 

Đi theo lòng suối, nhưng thật ra nhiều đoạn chúng tôi như chuyền nhau trên đá, nước chảy dưới những tảng đá. Cũng như nhiều con suối gặp trong các khu rừng nguyên sinh khác ở tỉnh, suối ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có nhiều cây đoát. Loại cây họ dừa, có thể khai thác nước từ cuốn hoa để làm rượu đoát. Chợt nghĩ, mai này khi điều kiện cho phép mở tuyến tham quan các thắng cảnh như thác nước, hang động hay chinh phục đỉnh cao Chư Mom Ray, ta có thể khai thác nước từ cây đoát làm rượu, tiếp đãi khách du lịch để thu hút khách. 

Đi trên các ghềnh đá, tảng đá, đôi khi gặp thác nước cao, chúng tôi phải men theo bìa rừng để lên trên. Vừa đi, vừa nói chuyện, vừa ngắm cảnh, gần 12 giờ chúng tôi đến được thác nước Hang Dơi. Giữa phong cảnh thâm u của núi rừng, khu vực thác nước Hang Dơi bừng sáng. Bởi ở khu vực thác, nghềnh đá rộng, dốc, nhiều tầng bậc, không gian thoáng đãng. Ở tầng thứ ba (tính từ dưới lên), thác nước dựng đứng. Nước như từ trên trời buông xuống trắng xoá một góc rừng.

Không ai rõ trên thác là gì, có phải là con suối nhỏ nữa hay không vì các thành viên trong đoàn chưa ai lên trên. Ngước mắt nhìn lên, chúng tôi lại thấy mây trắng nhởn nhơ đầu thác. Các cán bộ và người dân đi cùng, chỉ tay lên vách núi bên tả thác - khu vực vách đá hung hiểm là hang dơi. Tuy nhiên, không ai có thể men theo vách đá hung hiểm này để lên hang dơi. Buộc lòng, chúng tôi phải quay lại lòng suối để tìm đường khác ngược lên hang dơi.

Trong lúc quay lại dòng suối để tìm đường lên hang dơi, một cảnh tượng kỳ vĩ lại hiện ra. Lòng suối lúc này là đường hầm dài sâu hun hút, hai bên là vách núi đá thẳng băng và dựng đứng. Đáy suối là ghềnh đá, sỏi đá, nước xâm xấp. Khoảng cách đường hầm khoảng 2 mét, hai bên là vách đá thẳng băng tựa như được chẻ ra từ chiếc gươm thần trong truyền thuyết.

Lan đá tại Hang Dơi. Ảnh: VN

 

Thiên nhiên tạo đường hầm phẳng, thẳng; khoảng cách đường hầm khá đều nhau một cách bí ẩn. Đáy đường hầm cũng là mặt đá, khá phẳng. Lội nước đi trong đường hầm, hơi nước làm cho thân thể mát lạnh. Trong đường hầm, có bậc thang đường hầm cao khoảng 2,5 - 3 mét. Ngay tại bậc thang đường hầm có mấy cây gỗ to đen như cột nhà cắm dọc xuống thác đường hầm. Lõi gỗ rêu ướt, trơn trợt. 

Bạn cùng đi là Nguyễn Văn Đoàn và A Cách (hộ nhận khoán) trẻ khỏe, dùng sức bật leo lên thác đường hầm để leo lên hang dơi. A Cách và Nguyễn Văn Đoàn khen Hang Dơi đẹp, có nhiều dơi và động viên tôi leo lên chụp hình. Bám vách núi, tôi cố leo lên bậc thang đường hầm, nhưng không tài nào leo lên trên. Mới biết sức khỏe mình không còn như xưa.

Trên bậc thang đường hầm, lại là đường hầm dài. Đầu đường hầm là tận cùng của suối. Đầu suối, hai đường hầm giao nhau. Điểm giao nhau là vách đá. 

Lại nói về dang dơi, theo những hình ảnh từ Nguyễn Văn Đoàn ghi lại, thì đây là một mỏm đá núi cao và khá hiểm trở. Dưới mỏm đá, có hàng ngàn con dơi. Tuy nhiên, khi các anh leo lên chụp hình thì dơi bị đánh động bay ra hết. Gần hang dơi, có một loài lan sống ở vách đá ẩm ướt. Có người nói đó là lan đá. Lan đá có hoa màu phớt hồng như cánh bướm và khá đẹp.

Ông Đào Xuân Thủy- Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray chia sẻ: “Khi nào hội đủ điều kiện, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray sẽ tính đến chuyện khai thác nước Hang Dơi và đường hầm khu vực thác Hang Dơi để phát triển du lịch”.

Bí ẩn đường hầm, thác nước Hang Dơi ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray cần có sự nghiên cứu, đánh giá của các cơ quan chuyên môn, quy hoạch để phát triển du lịch khi điều kiện cho phép.         

Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 1 trạm y tế
  • Góp sức giữ gìn an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết
  • Chung sức bảo vệ đường biên, cột mốc
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mục tiêu cuối cùng là vì đời sống của người dân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • [INFOGRAPHIC] Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X: Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
  • Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho CB,CC,VC khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by