• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Nhớ mùa thu cách mạng

19/08/2020 06:32

Cách mạng Tháng Tám thành công, tính đến nay, trải qua 75 mùa thu. Các cán bộ tiền khởi nghĩa tham gia giành, giữ chính quyền cách mạng, phần lớn đi vào cõi vĩnh hằng. Nếu còn, các cụ tuổi cao, chân yếu, mắt mờ... khó có người còn được minh mẫn nữa. Tuy nhiên, tinh thần Cách mạng Tháng Tám do các cụ để lại còn vang vọng mãi với thời gian.

Là lớp cháu con, trưởng thành trong những năm đổi mới hôm nay, chúng ta biết đến Cách mạng Tháng Tám qua những trang lịch sử, qua những trang hồi ký, qua di tích lịch sử, qua những người cao tuổi... Ngày ba tôi còn sống, ông thường hay kể cho tôi nghe những năm tháng sôi động khi tham gia Mặt trận Việt Minh, tham gia Cách mạng Tháng Tám.

Theo lời kể, trước Cách mạng Tháng Tám một vài năm, ba tôi tốt nghiệp yếu lược (tương đương lớp 5 bây giờ) được xem là người có học trong làng. Ngoài học chữ quốc ngữ, ông còn học chữ Hán, chữ Pháp. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, của Mặt trận Việt Minh, ông là người rất nhiệt tình tham gia dạy bình dân học vụ.

Như chúng ta biết, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cũng là lúc nước ta rơi vào hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” bởi phải đối phó với 3 loại giặc lúc bấy giờ là: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.  Vì thế, ngay sau những ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ và đưa ra những kế sách quan trọng đối với nhà nước còn non trẻ. Trong đó, việc ban hành quyết định thành lập Nha bình dân học vụ (8/9/1945) được xem là một quyết định vô cùng sáng suốt và thể hiện tầm nhìn, sự quan tâm đặc biệt của Người đối với nền giáo dục nước nhà.

Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ. Ảnh tư liệu

 

Chúng ta đều biết rằng, khi nước nhà độc lập, trình độ dân trí rất thấp bởi có tới 95% dân số của chúng ta mù chữ. Với cương vị là người đứng đầu đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì thế, nhiều sắc lệnh về việc xóa nạn mù chữ được ban hành ngay những ngày đầu đất nước tuyên bố độc lập.

Tinh thần học của các cụ khi đó là học để biết chữ, học để khai trí, học để làm người, học để kiến quốc, xây dựng quê hương, đất nước. Nhờ vậy, mặc dù hồi đó việc học gặp nhiều khó khăn như thiếu giấy, ban ngày đi làm, ban đêm không có đèn điện như bây giờ, chỉ thắp đèn bằng dầu lờ mờ, nhưng trong làng  tôi từ thiếu niên đến người lớn tuổi, các hội đoàn thể theo lời hiệu triệu của Bác Hồ ai nấy đều thi nhau đi học và đều biết chữ.

Từ thân phận nô lệ, Cách mạng Tháng Tám đưa người dân trở thành người làm chủ. Song, niềm vui không được bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Nghe theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làng tôi khi đó cũng như bao thôn làng khác sẵn sàng kháng chiến. Nhà tôi, nằm giữa triền đồi, được các cụ chọn làm trung tâm khu địa đạo.

Từ vườn nhà tôi, dân làng đào hầm kiên cố sâu trong lòng đất đi đến nhiều ngõ ngách trong làng. Các đường hầm bí mật hiện vẫn còn. Ngày còn nhỏ, tôi thường chui vào đường hầm. Tuy nhiên, đường hầm ẩm, rắn rết nhiều, chúng tôi không dám vào sâu. Qua nhiều năm, nắng mưa làm đường hầm sạt lở, bây giờ không còn ai dám vào hầm. Điều muốn nói, với cuốc xẻng, với công cụ lao động thô sơ, nhưng với sự đoàn kết đồng lòng, với ý chí quyết tâm chống giặc, người dân đào được công sự sâu, dài trong lòng đất thật đáng khâm phục.

Ngục Đăk Glei - nơi thực dân Pháp từng giam cầm các chiến sĩ cách mạng trung kiên của Đảng. Ảnh: Đ.N

 

Lại nói, Cách mạng Tháng Tám thành công, nhưng những ngày tháng yên bình sau Cách mạng Tháng Tám không nhiều, bởi sau đó, Pháp trở lại xâm chiếm nước nước ta và tiếp đến là sự can dự của đế quốc Mỹ. Cả dân tộc bước vào cuộc trường chinh mới để giành độc lập, thống nhất đất nước.

Ở miền Nam sau năm 1954, mặc dù dưới quyền kiểm soát của ngụy quyền, nhưng tinh thần Cách mạng Tháng Tám, những lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nào... gieo vào lòng người một niềm tin, một lẽ sống. Sau này, dù trải qua nhiều những biến động của thời cuộc, nhưng lòng dân vẫn hướng về cách mạng. Tuy nằm trong vòng kiểm soát của ngụy quyền, nhưng cũng như nhiều người, ba tôi vẫn giữ được lòng kiên trung, không lùi bước trước cường quyền. Ông sống thủy chung và lấy nghĩa nhân làm trọng cho đến cuối cuộc đời.

Cách mạng Tháng Tám và ánh sáng của Đảng làm thay đổi nhận thức cả dân tộc. Chính vì vậy, ở miền Nam sau này mặc dù chịu sự kìm kẹp của Mỹ - ngụy, nhưng phần lớn người dân vẫn kiên trung, vẫn hướng về cách mạng.

Các đảng viên, cán bộ Mặt trận Việt Minh hay nhiều người ở miền Nam được ánh sáng Cách mạng Tháng Tám, được Đảng giác ngộ không ngại hy sinh, gian khổ, sau này đều trở thành những cán bộ cốt cán, có những hy sinh, đóng góp to lớn, lãnh đạo nhân dân miền Nam tiếp tục kháng chiến, góp phần đưa cuộc kháng chiến thống nhất đất nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Đào Nguyên

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by