• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Như một lời tri ân

20/11/2021 14:57

Tôi cứ nghĩ mãi về bức ảnh cô giáo Ngọc ở điểm trường thôn Tu Răng, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei đang trò chuyện với con qua chiếc điện thoại được cột dây cố định bên khung cửa sổ mà một đồng nghiệp chia sẻ. Đã nhiều tháng nay rồi cô vẫn chưa về nhà ở Gia Lai thăm chồng và con 5 tuổi. Cũng là phụ nữ, cũng là người vợ, người mẹ, chỉ nghĩ đến khoảng thời gian dài đằng đẵng gia đình cô thiếu vắng bàn tay của người phụ nữ, con nhỏ thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người mẹ mà tôi càng trân quý người giáo viên vùng khó.

Nghĩ đến cảnh cô giáo từ trung tâm xã leo dốc vượt núi băng rừng cả hơn một tiếng đồng hồ đến điểm trường thôn giữa mưa phùn giá rét. Nghĩ đến cô sau giờ dạy, một mình trong căn phòng nhỏ lặng lẽ soạn bài giữa núi cao rừng thẳm. Nghĩ đến cảnh đường xa, chợ khó, bữa cơm của cô có dĩa cá khô rim mặn với ít rau rừng thương mến của bà con. Nghĩ đến cảnh muốn nhìn hình ảnh thân thương của con, của chồng, cô chỉ biết buộc điện thoại vào một điểm cố định trên khung cửa sổ, sóng chập chờn, giọng nói chập chờn, hình ảnh chập chờn… sao mà kính trọng và thấm thía vô cùng lời nói của Bác Hồ trong bài nói chuyện với cán bộ, học sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào ngày 21/10/1964: “Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.

Nào riêng cô giáo Ngọc. Ở những tên xã, tên làng vùng sâu, vùng xa gian khó, heo hút của Mường Hoong, Ngọc Linh, Đăk Plô (Đăk Glei), Đăk Sao, Đăk Na (Tu Mơ Rông), Măng Bút, Ngọc Tem (Kon Plông)… còn bao nhiêu người thầy, người cô khác nữa - những “anh hùng vô danh” - tình nguyện gắn bó từ những ngày xuân xanh đến khi mái đầu đã bạc. Cũng đã có lần nghĩ suy thôi không gắn bó với nghề, với vùng khó nữa, nhưng các thầy, các cô cứ nhớ lời nhắn nhủ tha thiết của học sinh: Cô ơi, thầy ơi ở lại với chúng em nhé, khiến họ mấy đêm không ngủ...

Ngắm con qua chiếc điện thoại được cột dây cố định bên khung cửa sổ. Ảnh: NP

 

Băn khoăn, trăn trở, nghĩ rồi, nghĩ nữa, các thầy, các cô vẫn tình nguyện chọn ở lại với vùng đất khó, với các em. Những bài học, những lời dạy dỗ ân cần, các thầy, các cô ảnh hưởng sâu đậm đến các em học sinh, đến người dân ở miền non cao núi thẳm. Đó là bài học giản dị, thiết thực, có tác dụng cụ thể về những điều cao đẹp. Đó là những hạt mầm xanh nảy nở, cho cây lúa thêm bông, cho cà phê thêm hạt...

Khi nói về những người thầy, người cô nơi các điểm trường làng xa xôi, tôi thầm nghĩ, những lời nói hoa mỹ lắm khi trở nên lạc lõng hay nói đúng hơn “khi thanh âm cũng bất lực như lời”. Nhưng chính họ lại là hình ảnh sống động về nghề giáo, về tình nghĩa thầy trò.

Nào đâu chỉ lo mỗi bài giảng, lo xây đắp sáng kiến kinh nghiệm, những mô hình hay phục vụ cho dạy tốt, học tốt, “những anh hùng vô danh” ở các thôn làng gian khó ấy đã nâng đỡ bước chân hết lớp trẻ này lại đến lớp trẻ khác băng qua bao thác ghềnh sự học. Những bữa cơm tươi mà các em thật thà bảo ngon hơn ở nhà được các thầy cô ngày ngày gánh vác. Những bộ áo quần tươm tất các em mặc, những cuốn vở các em viết được các thầy, các cô mua từ chính đồng lương ít ỏi của mỉnh. Những chuyến xe, những chuyến lội bộ băng đèo lội suối vận động đưa các em tới lớp, kẻo ở nhà lâu quên mất con chữ, kẻo thầy cô không gọi, thôi thì ở nhà làm rẫy chớ học hành xa ngái, gian nan…

Giả sử, chỉ giả sử thôi, nếu không có sự đóng góp thầm lặng của những người thầy, người cô ấy, làm sao vùng sâu, vùng xa hôm nay có được hiện tại. Không có cái chữ, bao lớp trẻ lớn lên mãi luẩn quẩn trong tối tăm.  Không có cái chữ, cuộc sống của người dân miền non cao núi thẳm sẽ mãi lầm lũi trong đói nghèo, lạc hậu.

Những người thầy, người cô – “những anh hùng vô danh” ấy chẳng có hoa rực rỡ, chẳng có quà sặc sỡ trong ngày lễ của nghề. Nhưng, các thầy, các cô đã lấp lánh reo vui kể về ngày 20/11 ở nơi không hoa, không quà nhưng được các bậc phụ huynh, các em học sinh mang đến một tình cảm chân thành, yêu mến. Món quà lớn của các thầy, các cô không phải là những bó hoa rực rỡ sắc màu, cũng không phải là những món quà mang nặng ý nghĩa vật chất mà chỉ mong sao các em được ăn no, đến lớp đông đủ. Phần thưởng lớn nhất đối với các thầy, các cô là sự tiến bộ hằng ngày của các học trò mình đang dạy hay có thêm nhiều học trò cũ nhờ con chữ của thầy cô mà biết vươn lên thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu…

Ngày 20/11, nghĩ về “những anh hùng vô danh”, những người ngày đêm lặng thầm, khiêm nhường và cần mẫn trên bục giảng giữa miền non cao núi thẳm, tôi chỉ biết viết đôi dòng như một lời tri ân.

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by