• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum    Trao quyết định nghỉ hưu cho 23 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý    Chương trình “Hành trình đỏ - Giọt hồng Kon Tum”    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy kiểm tra vận hành thử nghiệm mô hình cấp xã mới tại Kon Plông    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang kiểm tra vận hành thử nghiệm xã mới tại huyện Sa Thầy   

Xã hội

Những học sinh vượt khó ở Đăk Kan

24/07/2022 08:54

Trong năm học 2021-2022, hai em Hoàng Thị Thủy (dân tộc Tày, lớp 6D1) và em Bùi Thị Bảo Ngọc (dân tộc Mường, lớp 8D3) cùng học tại Trường TH-THCS Lý Tự Trọng (xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi) đã được nhận học bổng Vừ A Dính của Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức. Để được nhận học bổng trên, Thủy và Ngọc đã rất nỗ lực vượt khó trong học tập.

Thời gian nghỉ hè là lúc các em học sinh vui chơi cùng gia đình, nhưng cả Thủy và Bảo Ngọc cùng nhiều em nhỏ ở vùng sâu vẫn từng ngày theo ba mẹ lên rẫy.

Mồ côi cha, em Hoàng Thị Thủy vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong học tập. Ảnh: VT

 

Mồ côi cha từ nhỏ, Thủy cùng mẹ và anh trai sống trong cảnh cơ cực. Một mình mẹ gồng gánh, chắt chiu nuôi 2 anh em. Thương mẹ, Thủy từng ngày cố gắng học hành, phụ giúp mẹ việc nhà.

Thủy tâm sự, không có cha, mọi gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền dồn lên vai mẹ. Nhiều năm qua, em rất ít khi được thấy mẹ mặc một bộ đồ chỉn chu, tóc tai gọn gàng để đi chơi cùng bạn bè, hàng xóm. Sáng sớm thức dậy, mẹ đã vội vàng trong bộ đồ lao động lấm lem vết bẩn, cùng chiếc xe máy cũ kỹ đưa em đến trường. Ngồi sau lưng mẹ, nhìn đôi vai gầy gò, cùng những lời căn dặn từ mẹ, cầm những đồng tiền bám mùi mồ hôi mà mẹ cho để ăn sáng, em nhận thấy tình yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với em.

Đến trường, Thủy không tự ti về cảnh nghèo, mà lấy đó làm động lực, luôn cố gắng vươn lên trong học tập, để không phụ công ơn sinh thành, nuôi nấng của mẹ. Trên lớp, em luôn lắng nghe, phát biểu xây dựng bài, cố gắng tiếp thu các kiến thức của thầy cô giảng dạy để khi về nhà không tốn nhiều thời gian ôn bài, có thể giúp mẹ làm việc nhà.

Bản thân anh trai Thủy cũng rời xa gia đình vào Đồng Nai kiếm việc, vừa nuôi bản thân vừa phụ giúp mẹ nuôi em gái. Thương mẹ, thương anh, suốt những năm qua, Thủy luôn phấn đấu trở thành học sinh khá, giỏi của trường, để được nhận học bổng từ địa phương, nhà trường cùng các đơn vị trao tặng.

Bùi Thị Bảo Ngọc luôn vượt qua khó khăn để trở thành học sinh khá. Ảnh: VT

 

Cùng có hoàn cảnh gia đình khó khăn như Thủy, em Bùi Thị Bảo Ngọc may mắn hơn vì vẫn nhận được tình thường từ cha mẹ. Nhưng điều làm cô bé luôn trăn trở là mẹ em đang mắc bệnh tim không thể làm việc nặng. Số tiền thu được hằng năm từ hơn 200 cây phê, tài sản duy nhất của gia đình, cùng tiền lương từ công việc ở nhà máy mì của cha cũng không đủ để chạy chữa cho mẹ Ngọc.

Ngọc là con cả trong nhà, ngoài việc cố gắng học thật tốt, em còn phụ giúp ba mẹ lo cho 2 em gái. Trên lớp, em được các bạn yêu quý vì là một học sinh năng nổ, luôn biết giúp đỡ các bạn cùng nhau vươn lên trong học tập. Còn ở nhà, Ngọc không chỉ là một người con ngoan, một người chị đảm đang mà còn là “cô giáo” dạy các em học bài.

Mới đây, khi nhà trường tổ chức cuộc thi viết về mẹ, Ngọc đã dồn hết những điều muốn nói, tình yêu dành cho mẹ vào bài viết, và tác phẩm của em đã đoạt giải Ba.

Ngọc tâm sự: Nhìn mẹ đau đớn vì căn bệnh tim quái ác, em thấy thương vô cùng. Chính vì thế, em luôn dặn dò 2 đứa em mình phải học thật tốt, phải sống tiết kiệm, phụ giúp ba mẹ làm việc nhà.

Khi được hỏi về ước mơ của mình, cô bé có dáng người nhỏ nhắn đưa đôi mắt long lanh nhìn về phía xa suy tư: Em chỉ mong ba mẹ luôn khoẻ mạnh, các em được học tập đầy đủ là em vui rồi. Còn em sau này nếu có cơ hội em vẫn muốn học đại học, được trở thành giáo viên hay bác sĩ, rồi trở về đây, giúp đỡ cho quê hương, cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Thầy Nguyễn Tài Duệ - Hiệu trưởng Trường TH-THCS Lý Tự Trọng cho biết: Gia đình Thủy và Ngọc là 2 hộ cận nghèo trong xã, nhưng không vì thế mà các em nản chí trong học tập. Cả 2 em đều là học sinh có hạnh kiểm tốt, học lực khá và rất năng nổ tham gia các hoạt động ở nhà trường. Để giúp các em vượt qua khó khăn, nhà trường đã luôn quan tâm, động viên các em bằng những món quà nhỏ các dịp đầu, cuối năm học; kết nối các nhà hảo tâm, các đơn vị để mang về các suất học bổng trao tặng cho các em.        

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Hôm nay “tạm biệt” để ngày mai nói lời “xin chào”
  • Ấm lòng mùa thi
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 kết thúc tốt đẹp
  • Môn thi cuối cùng có 3 thí sinh vắng thi
  • Buổi thi sáng 27/6 có 44 thí sinh vắng mặt
  • Để thanh niên không nhạt Đảng, phai Đoàn, xa rời chính trị - Kỳ II: Lấp đầy những “khoảng trống” vô hình
  • Ngày thi đầu tiên diễn ra an toàn, đúng quy chế
  • Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh lần thứ V
  • Ngày thi đầu tiên không phát hiện vi phạm quy chế thi
  • Ngọc Hồi: Hỗ trợ thí sinh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT thuận lợi
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum trong tuần thứ Bảy của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Hôm nay “tạm biệt” để ngày mai nói lời “xin chào”
  • Điểm tựa yêu thương
  • Ðể thanh niên không nhạt Đảng, phai Đoàn, xa rời chính trị - Kỳ III: Để tuổi trẻ đến gần hơn với Đảng, Đoàn
  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Ấm lòng mùa thi
  • Thông cáo báo chí số 36, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Điểm tựa yêu thương
  • Chùm ảnh: Hàng nghìn thí sinh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
  • Chùm ảnh: Làng trong phố - Vẹn nguyên những giá trị văn hóa truyền thống
  • Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by